Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bảng chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần giúp các mẹ theo dõi thuận tiện và dễ dàng hơn, đừng bỏ qua nhé!
Bên cạnh việc kiểm tra chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng thai nhi thì chiều dài xương mũi cũng là yếu tố mà các mẹ bầu cần phải theo dói qua mỗi tuần. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ bởi căn cứ vào đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xem thai nhi có khả năng mắc hội chứng thiểu năng trí tuệ ngay từ khi trong bụng mẹ hay không.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần giúp các mẹ theo dõi sức khỏe của bé thuận tiện và dễ dàng hơn, đừng bỏ qua nhé!
Vì sao cần biết tới bảng chiều dài xương mũi thai nhi
Bảng chiều dai xương mũi thai nhi giúp bạn theo dõi được sự phát triển bình thường của thai nhi, sớm phát hiện ra những dị tật của thai nhi.
Vì sao nên theo dõi chiều dài xương mũi của thai nhi?
Đo chiều dài xương mũi của thai nhi còn được gọi là xét nghiệm bất sản xương mũi. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng nhất trước khi sinh mà bà bầu cần thực hiện, bên cạnh các xét nghiệm khác nhau như: chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng, chiều dài xương đùi của thai nhi.
- Những chỉ số này rất quan trọng để giúp bác sĩ đánh giá khả năng thai nhi có nguy cơ dị tật hay không, cũng như có thể phát hiện sớm khả năng mắc hội chứng Down ngay trong thời kỳ đầu mang thai để có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Để biết chính xác bạn có thể tham khảo bảng chiều dài xương mũi thai nhi.
Đo chiều dài xương mũi của thai nhi từ tuần thứ mấy?
Thông thường, ở tuần thứ 4 của thai kỳ, mũi bé bắt đầu hình thành như một phần đường thở của bào thai. Đến tuần thai thứ 11, các thành phần cơ bản của mũi đã hình thành. Chính vì thế ở thời điểm này, các mẹ bầu nên đến bệnh viện để tiến hành siêu âm kiểm tra chiều dài xương mũi.
- Nếu thai nhi không có xương mũi (bất sản xương mũi) thì điều đó cho thấy bé có khả năng bị hội chứng Down. Chiều dài xương mũi càng ngắn so với chuẩn tuổi thai thì nguy cơ bé bị mắc chứng Down càng cao. Mẹ cần tiếp tục theo dõi ở mốc siêu âm tiếp theo, nếu cần thiết bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm chọc ối để có được kết quả chính xác nhất.
- Đo chiều dài xương mũi của thai nhi là một trong những xét nghiệm mà mẹ bầu cần phải làm nhất trong quá trình mang thai và trước sinh nở. Thông thường ở giai đoạn tuổi thai vào tuần thứ 17, 18, 21, 23, 25, 27 hay các tuần thai của 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành làm xét nghiệm chiều dài xương mũi thai nhi.
- Theo TS. BS Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản C, Bệnh viện Từ Dũ cho biết chiều dài xương mũi còn tùy thuộc vào dân tộc, di truyền và tuổi thai. Cụ thể, người da trắng thường có xương mũi dài hơn so với người da vàng, cha mẹ mũi tẹt thì con xương mũi cũng ngắn hay tuổi thai càng cao thì xương mũi có dài hơn.
- Tùy vào từng độ tuổi của thai nhi mà sẽ cho kết quả chiều dài xương mũi khác nhau. Chẳng hạn, khi thai nhi được 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Chiều dài xương mũi ngắn < 3,5mm ở tuổi thai 22 tuần, thì có nguy cơ hội chứng Down cao.
- Chỉ số đo độ dài xương mũi là chỉ số thực phản ánh lại quá trình phát triển của thai nhi. Nếu thai nhi có chiều dài xương mũi ngắn, hoặc không đo thấy chiều dài xương mũi thì bác sĩ có thể sẽ cho mẹ bầu thực hiện thêm một số xét nghiệm để được kết quả chính xác nhất.
Bảng chiều dài xương mũi thai nhi theo từng tuần
Tùy vào từng độ tuổi của thai nhi mà sẽ cho kết quả chiều dài xương mũi khác nhau. Các nhà khoa học Philipine đã thực hiện một nghiên cứu trên 74 bà mẹ mang thai vào giữa năm 2010 đến năm 2011 về chiều dài tiêu chuẩn xương mũi thai nhi và cho ra kết quả như sau:
- Ở các tuần thai thứ 11, 12, 13, 14 và 15 thì chiều dài xương mũi của bé sẽ tương ứng với 1,97mm, 2,37mm, 2,90mm, 3,44mm và 4,05mm.
- Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, số đo chiều dài xương mũi từ 4.5mm trở lên là bình thường. Chiều dài xương mũi ngắn < 3,5mm ở tuổi thai 22 tuần, thì có nguy cơ hội chứng Down rất cao.
Tuy nhiên, theo TS. BS Lê Thị Thu Hà – Khoa Sản C, Bệnh viện Từ Dũ cho biết chiều dài xương mũi còn tùy thuộc vào dân tộc, di truyền và tuổi thai. Cụ thể như người da trắng có xương mũi dài hơn so với người da vàng. Bố mẹ mũi tẹt thì con sẽ có xương mũi ngắn. Chính vì thế mẹ đừng quá lo lắng khi thấy con mình có xương mũi ngắn và suy nghĩ tiêu cực rằng con mình sẽ bị bệnh thiểu năng trí tuệ nhé.
Dưới đây là bảng độ dài xương mũi thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ:
Gestatinonal age | Number of cases | Nasal Bone Length | |
Mean | SD | ||
11 | 27 | 1,97 | 0,25 |
12 | 20 | 2,37 | 0,55 |
13 | 9 | 2,90 | 0,54 |
14 | 8 | 3,49 | 0,61 |
15 | 10 | 4,05 | 0,38 |
Độ dài xương mũi thai nhi trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
Như những thông tin bài viết trên đã đưa ra, chúng ta có thể thấy chiều dài của xương mũi thai nhi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có rất nhiều trường hợp thai nhi sau khi siêu âm cho kết quả đo chiều dài xương mũi ngắn, nhưng đây không phải là dấu hiệu của triệu chứng Down như kết quả thường thấy mà chỉ là do tính di truyền của bố mẹ cho con.
Do đó các mẹ cũng cần phải lưu ý, những chỉ số đo chiều dài ở xương mũi trong bảng chiều dài xương mũi thai nhi chỉ mang tính chất tham khảo, các mẹ đừng quá lo lắng khi có kết quả xương mũi thai nhi không giống các chỉ số trên. Nếu cảm thấy lo lắng, các mẹ bầu có thể đợi đến khi có nước ối và làm thêm các xét nghiệm khác để có thể yên tâm hơn nhé!