10+ Cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà đơn giản giúp tóc sạch sâu

10+ Cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà đơn giản giúp tóc sạch sâu 

Cập nhật lần cuối: 26/02/2024

5/5 - (1 bình chọn)

Da đầu cũng cần được chăm sóc kỹ lưỡng và cẩn thận như da mặt để tạo nên vẻ đẹp toàn diện cho các cô nàng. Chính vì thế, da đầu cũng cần được tẩy tế bào chết an toàn và áp dụng các bước thực hiện đúng cách. Dưới đây là 10+ cách tẩy tế bào chết da đầu với những bước làm cực kỳ đơn giản ai cũng có thể áp dụng.

Tẩy tế bào chết da đầu là gì? Những lợi ích của tẩy tế bào chết da đầu

Tẩy tế bào chết da đầu thực chất là việc loại bỏ đi lớp tế bào chết đang bị tích tụ trên da đầu dẫn đến tình trạng xuất hiện gàu, gây ngứa ngáy, nấm da đầu,… Đây cũng chính là một trong những cách chăm sóc tóc hữu hiệu, vừa loại bỏ các vi khuẩn gây hại, giảm dầu nhờn trên da đầu, giúp thông thoáng lỗ chân lông, kích thích tóc mọc nhanh hơn và dày hơn để bạn nhanh chóng có được mái tóc đẹp như ý.

Bên cạnh đó, tẩy tế bào chết da đầu đúng cách còn mang lại một số lợi ích như sau:

Advertisement
  • Giúp tái tạo da đầu: Sau khi loại bỏ các tế bào chết da đầu hiệu quả sẽ giúp kích thích quá trình tái tạo tế bào mới để da đầu khỏe mạnh và tạo điều kiện cho tóc được chắc khỏe hơn.
  • Hạn chế nguy cơ viêm nhiễm: Do tóc thường xuyên tiếp xúc với môi trường, chất kích thích khác làm tắc nghẽn lỗ chân lông và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Bởi vậy, tẩy tế bào chết là cách làm hữu hiệu để làm sạch tóc nhanh chóng và an toàn.
  • Điều hòa máu lưu thông: Việc tẩy tế bào chết cho da đầu sẽ giúp máu lưu thông đều đặn hơn để hạn chế tình trạng rụng tóc, từ đó tóc được chắc khỏe hơn và phát triển nhanh hơn.
nhung-loi-ich-cua-tay-te-bao-chet-da-dau

Những lợi ích của tẩy tế bào chết da đầu

7+ cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà được chuyên gia khuyên dùng 

Theo các chuyên gia về tóc, khi tẩy tế bào chết da đầu bạn nên sử dụng các sản phẩm an toàn, lành tính để bảo vệ cho mái tóc của mình. Cùng tham khảo các cách tẩy tế bào chết da đầu hiệu quả được Baamboo gợi ý dưới đây.

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu cùng baking soda

Baking soda có khả năng kháng khuẩn cao nguyên liệu được sử dụng khá phổ biến để tẩy tế bào chết cho da đầu do các chuyên gia khuyên dùng. Bên cạnh đó, trong baking soda còn chứa tính kiềm trong thành phần giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da đầu và làm dịu da đầu.

Nguyên liệu: 

  • 1 chén nhỏ baking soda
  • 1 muỗng cà phê muối 
  • ½ thìa cà phê dầu dừa

Cách thực hiện:

Advertisement
  • Đổ toàn bộ các nguyên liệu và trộn thành hỗn hợp đặc
  • Thoa hỗn hợp và mát – xa da đầu sau khi đã gội sạch đầu
  • Giữ tóc ủ trong khoảng từ 10 – 15 phút
  • Sau đó, dùng nước ấm hoặc nước lạnh xả lại tóc cùng dầu gội 
cach-tay-te-bao-chet-da-dau-bang-baking-soda

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng baking soda

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng Aspirin

Tẩy tế bào chết da đầu bằng thuốc Aspirin cũng là cách làm khá hiệu quả để chăm sóc cho da đầu. Trong thuốc Aspirin có chứa Axit salicylic hỗ trợ việc loại bỏ tế bào chết, chăm sóc hư tổn và cải thiện mái tóc dầu nhờn khỏi tình trạng bết dính. 

Nguyên liệu:

  • 6 – 8 viên Aspirin
  • 4 thìa cà phê nước ấm

Cách thực hiện:

  • Tiến hành nghiền nhỏ aspirin và cho hòa tan cùng với nước ấm
  • Thoa hỗn hợp đã được trộn đều lên toàn bộ da đầu kết hợp với mát-xa thư giãn để loại bỏ các tế bào chết nhanh chóng
  • Ủ tóc trong khoảng thời gian từ 10 -15 phút
  • Gội đầu thật sạch để loại bỏ các cặn thuốc đang bám trên da đầu và kết hợp dùng dầu xả dưỡng tóc
cach-tay-te-bao-chet-da-dau-bang-aspirin

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng Aspirin

Advertisement

Cách tẩy tế bào chết cho da đầu bằng muối và nước cốt chanh

Chanh được coi là “bạn đồng hành” của chị em phụ nữ vừa để chăm sóc sắc đẹp cũng như bảo vệ da đầu khá hiệu quả. Bởi vì trong chanh có tính Axit khá cao giúp loại bỏ đi các bụi bẩn, vi khuẩn có hại trên da đầu và hạn chế dầu nhờn. 

>>Xem thêm:

Nguyên liệu:

  • 5 quả chanh tươi
  • 3 thìa cà phê mật ong

Cách thực hiện:

  • Trộn đều hỗn hợp gồm nước chanh tươi và mật ong
  • Sử dụng dầu gội phù hợp để làm sạch da đầu lần 1
  • Thoa hỗn hợp và tiến hành mát-xa từ chân tóc đến ngọn tóc trong 5 phút
  • Sau đó, gội lại đầu với nước sạch lần 2 và sử dụng thêm dưỡng chất chăm sóc tóc
cach-tay-te-bao-chet-cho-da-dau-bang-muoi-va-nuoc-cot-chanh

Cách tẩy tế bào chết cho da đầu bằng muối và nước cốt chanh

Advertisement

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng đường nâu và mật ong 

Đường nâu là nguyên liệu khá phổ biến và xuất hiện trong mọi căn bếp của gia đình. Bên cạnh là một gia vị để các món ăn thêm hấp dẫn, đường nâu còn là thành phần được sử dụng để tẩy tế bào chết da đầu giàu Axit alpha hydroxy, Axit glycolic giúp mái tóc thông thoáng, tươi sáng và mềm mượt hơn.

Nguyên liệu:

  • 1 thìa đường nâu
  • 1 thìa mật ong

Cách thực hiện:

  • Khuấy đều các nguyên liệu đến khi chúng hòa tan với nhau
  • Làm ẩm da đầu với nước sạch và thoa hỗn hợp đều khắp lên da đầu
  • Sử dụng khăn ấm, mũ ủ tóc và để nguyên trong khoảng 3 – 5 phút
  • Sử dụng dầu gội và xả tóc sạch với nước ấm
cach-tay-te-bao-chet-da-dau-bang-duong-nau-va-mat-ong 

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng đường nâu và mật ong

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu từ bã cà phê

Tẩy tế bào chết bằng bã cà phê là cách làm được sử dụng nhiều nhất để chăm sóc sắc đẹp toàn diện cho chị em. Bã cà phê không chỉ được dùng thoa trực tiếp lên da mặt để loại bỏ các bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông mà còn được sử dụng để tẩy tế bào chết do da đầu, giúp tóc phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh hơn.

Nguyên liệu:

  • 6 thìa cà phê nguyên chất xay mịn
  • 4 thìa dầu dừa hoặc dầu oliu
  • 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà 

Cách thực hiện:

  • Trộn đều bã cà phê cùng với các tinh chất theo tỉ lệ 2:3
  • Thoa trực tiếp hỗn hợp lên da đầu và mát-xa theo vòng tròn khoảng 5 – 10 phút
  • Gội sạch đầu với dầu gội và dầu xả phù hợp
huong-dan-cach-tay-te-bao-chet-da-dau-tu-ba-ca-phe

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu từ bã cà phê

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng bột trà xanh và mật ong

Sự kết hợp của bột trà xanh với công dụng kháng khuẩn tốt cùng với mật ong hỗ trợ điều trị hiệu quả các vấn đề về gàu, viêm nhiễm, nấm da đầu,… là hỗn hợp được chị em tin tưởng sử dụng để tẩy tế bào chết cho da đầu an toàn.

Nguyên liệu: 

  • 2 thìa bột trà xanh
  • 1 thìa mật ong 

Cách thực hiện:

  • Tiến hành trộn đều hỗn hợp đã được chuẩn bị theo tỷ lệ 2:1
  • Làm ẩm tóc và thoa hỗn hợp đều từ phần chân tóc tới ngọn tóc
  • Để hỗn hợp trên da đầu trong vòng 10 phút và xả lại đầu với nước ấm
cach-tay-te-bao-chet-da-dau-bang-bot-tra-xanh-va-mat-ong

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng bột trà xanh và mật ong

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu từ giấm táo

Cách tẩy tế bào chết da đầu bằng giấm táo là cách làm không phải cô nàng nào cũng biết tới. Trong giấm táo có chứa hàm lượng lớn Axit axetic và các dưỡng chất ngăn ngừa oxy hóa, không những loại bỏ các tế bào chết nhanh chóng mà còn giúp tóc mềm mượt và xử lý hiệu quả gàu ngứa xuất hiện.

Nguyên liệu:

  • 200ml giấm táo
  • 1,5 lít nước ấm

Cách thực hiện:

  • Pha loãng các nguyên liệu trên và đổ toàn bộ hộ hợp lên tóc
  • Sau đó, tiến hành gội đầu như cách gội đầu bình thường
  • Xả thật sạch phần giấm táo bằng dầu gội đầu và dầu xả
huong-dan-cach-tay-te-bao-chet-da-dau-tu-giam-tao

Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu từ giấm táo

Cách chăm sóc tóc sau khi tẩy tế bào chết da đầu

Sau khi tẩy tế bào chết da đầu, mái tóc của bạn sẽ khá nhạy cảm và cần chăm sóc kịp thời hiệu quả để khôi phục lại mái tóc chắc khỏe và suôn mượt. Để chăm sóc tóc sau khi tẩy tế bào chết, bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

  • Duy trì mái tóc ở trạng thái sạch sẽ: Thực chất, sức đề kháng của mái tóc sẽ yếu đi sau khi tẩy tế bào chết và vi khuẩn có thể xâm nhập nhanh chóng. Bởi vậy, bạn nên giữ da đầu luôn được sạch để ngăn ngừa không cho chúng có cơ hội gây hại cho da đầu của bạn.
  • Bổ sung thêm mặt nạ hoặc kem dưỡng tóc: Thoa kem dưỡng tóc hay đắp mặt nạ dưỡng tóc từ thiên nhiên sẽ hạn chế tình trạng tóc khô cứng, thô ráp hiệu quả. Bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm được làm từ thiên nhiên như bơ, dầu dừa, chanh,… để bảo vệ mái tóc của mình luôn bồng bềnh, khỏe mạnh.
  • Không để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao: Hãy để cho mái tóc được khô tự nhiên sau khi gội đầu để không làm hư tổn mái tóc của bạn. Bên cạnh đó, hãy hạn chế sử dụng máy uốn, máy duỗi,… có nhiệt độ cao để tránh tình trạng tóc yếu và gãy rụng hơn.
  • Bảo vệ mái tóc khỏi tia UV, khói bụi: Kẻ thù của mái tóc có thể chính là ánh nắng mặt trời hay khói bụi ô nhiễm từ môi trường bên ngoài và chúng sẽ tấn công làm cho mái tóc của bạn mỏng hơn và xơ yếu hơn. Bởi vậy, hãy xịt thêm kem chống nắng hoặc đội mũ, trùm khăn kín đáo khi ra ngoài để chăm sóc mái tóc của mình tốt nhất.
mot-so-huong-dan-sau-khi-tay-te-bao-chet-da-dau

Một số hướng dẫn sau khi tẩy tế bào chết da đầu

Những sai lầm khi tẩy tế bào chết da đầu tự nhiên bạn cần lưu ý 

Chăm sóc tóc bằng cách tẩy tế bào chết da đầu là công việc khá quan trọng và cần thực hiện đều đặn để mái tóc được khỏe mạnh nhất. Tuy nhiên, khi áp dụng cách tẩy tế bào chết cần một số lưu ý như sau:

  • Tẩy tế bào chết cho da đầu mấy lần 1 tuần để tóc không bị hư tổn? Lời khuyên cho bạn chính là nên tẩy tế bào chết da đầu từ 1 – 2 lần/tuần để đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Không nên quá lạm dụng việc tẩy tế bào chết vì chúng sẽ khiến da đầu bị tổn thương và làm mất độ ẩm tự nhiên trên da đầu.
  • Không sử dụng các loại hạt, nguyên liệu có kích thước quá lớn. Việc để các nguyên liệu có kích thước lớn lên da đầu sẽ vô tình làm chúng bị tổn thương. Bởi vậy, hãy lựa chọn nguyên liệu có kích thước cân đối và tiến hành nghiền nhỏ chúng trước khi thoa lên da đầu.
  • Không bổ sung dưỡng chất kịp thời cho da đầu: Một sai lầm khá lớn khi tẩy tế bào chết da đầu chính là bạn không hiểu được tình trạng mái tóc hiện tại của mình và xem các nguyên liệu có thực sự phù hợp hay không. Bởi vậy, hãy hiểu và nắm bắt được sức khỏe mái tóc để chăm sóc tóc được hiệu quả nhất.
Những sai lầm khi tẩy tế bào chết da đầu tự nhiên bạn cần lưu ý 

Những sai lầm khi tẩy tế bào chết da đầu tự nhiên bạn cần lưu ý

Bài viết trên đây đã chia sẻ về cách cách tẩy tế bào chết da đầu tự nhiên, an toàn và đơn giản tại nhà mà mọi cô nàng đều có thể áp dụng. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung thêm các dưỡng chất có lợi cho da đầu để cải thiện sức khỏe cho mái tóc từ ngay bên trong nhé. 

Tin tức nổi bật

13+ Ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 giúp thu hút vận may, tài lộc 

Hiện nay, việc lựa chọn ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 được xem xét khá kỹ lưỡng và cẩn thận. ...

Bố mẹ 2001 sinh con năm nào tốt? Năm đẹp sinh con cho vợ chồng Tân Tỵ

Hiện nay, các cặp vợ chồng thường lựa chọn các năm đẹp và hợp tuổi để việc sinh con được thuận ...

Vợ chồng Canh Thìn 2000 sinh con năm nào tốt, hợp tuổi?

Xem xét tuổi 2000 sinh con năm nào tốt, bố mẹ nên đánh giá theo các yếu tố phong thủy, bình giải về ngũ ...

Tuổi 1995 sinh con năm nào tốt? Bật mí về những năm đẹp sinh con

Bố mẹ quan tâm đến 1995 sinh con năm nào tốt để tạo nên một gia đình ấm êm, hòa thuận nên xem xét thật ...

Giải mã bố mẹ Kỷ Mão tuổi 1999 sinh con năm nào tốt 

Vợ chồng tuổi 1999 sinh con năm nào tốt nên lựa chọn năm hợp với tuổi của con để tạo nên một mái ấm ...

1998 sinh con năm nào tốt để em bé luôn bình an, hạnh phúc

1998 sinh con năm nào tốt giúp gia đình thêm gắn bó, con cái luôn luôn khỏe mạnh. Những thông tin dưới đây ...

Tin tức liên quan

7+ Kiểu tóc mái cho mặt vuông trán cao giúp khuôn mặt cân đối

Lựa chọn kiểu tóc mái đẹp và phù hợp cho khuôn mặt vuông trán cao được khá nhiều cô nàng quan tâm khi để ...

Cách rẽ ngôi tóc nữ đẹp mê mẩn cho các nàng tham khảo

Việc rẽ ngôi tóc ở nữ khá được nhiều chị em quan tâm khi muốn thay đổi kiểu ngôi tóc mái theo xu hướng ...

Để tóc mái bên trái hay phải? Đâu mới là lựa chọn phù hợp nhất?

Để tóc mái bên trái hay bên phải không còn là một quyết định đơn giản bởi đây cũng là yếu tố ảnh ...

Mái ngố hợp với khuôn mặt nào? 5+ Gợi ý dành riêng cho nàng

Một trong những kiểu tóc mái ấn tượng mà các cô nàng luôn dè chừng mỗi khi muốn để tóc mái chính là kiểu ...

Tóc mái bay hợp với mặt nào để nàng thật xinh đẹp?

Tóc mái bay thuộc top những kiểu tóc mái đẹp và được khá nhiều cô nàng ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu nàng ...

5+ Tóc mái cho người đeo kính cận cực xinh cho nàng

Đeo kính cận có nên để tóc mái không có lẽ là nỗi băn khoăn của các cô nàng cận thị khi muốn sở hữu ...