“Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu 2023?” là câu hỏi được mọi người quan tâm hiện nay. Nắm được lịch Trung thu năm 2023, bạn sẽ chủ động hơn để sắp xếp thời gian bên gia đình bạn bè và tham gia các hoạt động truyền thống của ngày Tết cổ truyền này.
Xem lịch Tết Trung thu 2023 chi tiết
Giải đáp thắc mắc của nhiều người về lịch Tết Trung thu 2023 rơi vào ngày nào? Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung thu 2023? Xem lịch nghỉ lễ ngày Tết Trung thu 2023.
Tết Trung thu 2023 rơi vào ngày nào?
Tết Trung thu được tổ chức vào ngày 15/8 Âm lịch hằng năm. Theo lịch 2023, Tết Trung thu năm nay sẽ rơi vào Thứ Sáu, ngày 19/9 Dương Lịch. Ngày lễ Trung thu rơi vào cuối tuần nên các em học sinh và gia đình sẽ có nhiều thời gian hơn để quây quần, vui chơi, giải trí, du lịch cùng nhau.
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2023?
Để trả lời câu hỏi còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2023 cần căn cứ trên lịch hiện tại. Ngày Tết Trung thu 2023 rơi vào 29/9/2023. Như vậy, còn
-21Giờ
-19Phút
-24Giây
sẽ đến Tết Trung thu 2023.
Năm trước lịch Tết Thiếu nhi 2023 giúp bạn chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc để dành thời gian sum họp bên gia đình, bạn bè. Đồng thời, đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh các sản phẩm phục vụ ngày Tết này cũng sẽ có kế hoạch nghiên cứu, phát triển, đẩy mạnh kinh doanh.
Tết Trung thu 2023 học sinh được nghỉ mấy ngày?
Theo quy định tại điều 112 Bộ Luật Lao Động, học sinh được nghỉ học và người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào 6 dịp lễ sau trong năm: Tết Dương Lịch (1-1 Dương lịch), Tết Âm lịch, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch), Ngày Giải phóng Miền Nam (30-4 Dương lịch), Ngày Quốc tế lao động (1-5 Dương Lịch), Ngày Quốc Khánh (2-9 Dương Lịch).
Như vậy, theo quy định tại điều luật trên thì không có lịch nghỉ lễ cho ngày Tết Trung thu. Năm nay, Tết Trung thu 2023 rơi vào thứ Sáu, là ngày học chính thức tại các cơ sở giáo dục chính quy nên học sinh, sinh viên sẽ không được nghỉ học.
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu ở việt nam
Tết Trung thu là mang ý nghĩa đặc biệt, là một trong những nét đẹp văn hoá truyền thống tại Việt Nam. Hiện nay có nhiều lý giải thú vị về nguồn gốc ra đời của ngày Tết này.
Nguồn gốc ngày Tết Trung thu ở Việt Nam
Tết Trung thu gắn liền với tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc ngày Tết này. Hiện nay, chưa có sử liệu nào giải thích được chính xác nguồn gốc của ngày Tết Trung thu nhưng có thể khẳng định Tết Trung thu đã có từ hàng ngàn năm trước tại Việt Nam thông quan những cổ vật, di tích, tập ký được lưu giữ cho đến ngày nay,
- Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu đã được tổ chức từ các đây hàng ngàn năm và được in trên trống đồng Ngọc Lũ.
- Theo văn bia Đọi năm 1121 thời nhà Lý, Tết Trung thu đã chính thức được tổ chức rất nhộn nhịp tại kinh thành Thăng Long với các hoạt động rước đèn, múa rối nước và đua thuyền.
- Trong tập ký “Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án đã miêu tả về ngày Tết Trung thu được tổ chức yến tiệc rất xa hoa tráng lệ trong phủ Chúa vào đời Lê – Trịnh.
Tết Trung thu tại Việt Nam được chứng minh đã có từ ngàn năm trước qua cổ vật
Ngoài ra, còn có một số lý giải khác về nguồn gốc ngày Tết Trung thu dựa trên truyền thuyết Vua Duệ Tôn (niên hiệu Văn Minh thời nhà Đường) trong một đêm dạo chơi cung trăng và luyến tiếc cảnh đẹp tại nơi đây nên đã đặt ra ngày Tết này hay sự tích chị Hằng Nga, Chú Cuội.
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu ở Việt Nam
Tết Trung thu trở thành một trong những ngày tết cổ truyền tại Việt Nam, ở mỗi độ tuổi, ngày Tết này sẽ có những ý nghĩa đặc biệt.
- Tết Trung thu với người trưởng thành là dịp tất cả các thành viên trong gia đình trở về nhà, dâng lễ cúng gia tiên và quây quần, sum họp bên mâm cơm. Đây cũng là dịp con cháu bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ bằng những lời hỏi thăm, lời chúc tốt đẹp và những món quà ý nghĩa như bánh Trung thu, trà, rượu.
- Tết Trung thu còn có tên gọi khác là Tết Thiếu nhi, đây cũng là dịp trẻ em vui chơi, ca múa hát, hóa thân thành chị Hằng Nga, chú Cuội, rước đèn, múa Lân, phá cỗ dưới ánh Trăng rằm tròn đầy.
- Tết Trung còn là còn là dịp có thể tiên đoán vận mùa màng và vận mệnh quốc gia năm đó. Tương truyền nếu trăng màu cam trong sáng thì đất nước thịnh vượng, nếu trăng màu xanh hay màu lục thì sẽ có thiên tai, nếu trăng màu vàng thì năm đó sẽ là năm bội thu tằm tơ.
Xét trên cả 3 phương diện trên thì ngày lễ Tết Trung thu vẫn là ngày đặc biệt mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp đối với mỗi người dân Việt.
5 hoạt động phổ biến trong ngày Tết Trung thu 2023
Ngoài vấn đề còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Trung thu 2023 thì các hoạt động vui chơi trong ngày Tết Trung thu cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số hoạt động phổ biến nhất được tổ chức trong ngày Tết Trung thu.
Rước đèn ngày Tết Trung thu 2023
Đèn lồng và đèn ông sao đã trở thành một trong những món đồ chơi chính của những trẻ em Việt vào mỗi dịp Tết Trung thu.
Đèn lồng và đèn ông sao đã trở thành một trong những hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền này. Đèn lồng tượng trưng cho sự bình an, may mắn, đèn ông sao tượng trưng cho tượng trưng cho sự hài hoà, cân bằng giữa các mối quan hệ người với thiên nhiên và quan hệ người với người.
Rước đèn là một trong những hoạt động thú vị nhất vào đêm rằm Trung Thu. Dưới ánh trăng rằm, trẻ em cầm trên nay những chiếc đèn ông sao, đèn lồng đủ màu sắc, kiểu dáng cùng hò reo, vui đùa, đọc thơ, vè về chú Cuội, chị Hằng và ông Trăng.
Bày mâm ngũ quả Tết Trung thu 2023
Bày mâm ngũ quả ngày Tết Trung thu đã trở thành phong tục trong nhiều gia đình Việt từ xưa tới nay. Mâm ngũ quả được bày biện bắt mắt với 5 loại quả, tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn, cầu “Phúc, quý, thọ, khang, ninh”
- Mâm ngũ quả đại diện cho 5 mệnh Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ. Người Việt quan niệm rằng, mâm ngũ quả có đầy đủ 5 quả tượng trưng cho sự bình an, ấm no, đầy đủ.
- Chữ “quả” mang ý nghĩa về sự sung túc, sinh sôi nảy nở, duy trì giống nòi.
- Mâm ngũ quả dịp Tết Trung thu là sự kết hợp hài hoà giữa âm dương, thể hiện tính cân bằng trong vũ trụ, trong đó quả chín có tính âm, quả xanh có tính dương.
Các loại quả được lựa chọn để bày mâm ngũ quả thường là các loại hoa quả vào mùa thu, phổ biến như bưởi, chuối, hồng, lựu, na. Tùy theo mỗi vùng miền Bắc – Trung – Nam, trái cây được lựa chọn để bày mâm ngũ quả sẽ có sự thay đổi.
Múa lân trong Tết Trung thu năm 2023
Múa lân là một trong những hoạt động được yêu thích nhất vào mỗi dịp Tết Trung thu hằng năm, thu hút cả trẻ em và người lớn đến xem.
Từ thời xưa, múa lân thường kèm theo nhiều tiết mục nghệ thuật khác và thường được tổ chức tại đình Làng. Thời điểm hiện tại, ở nông thôn, hoạt động múa Lân vẫn được duy trì ở nhiều nơi, được tổ chức tại hội trường thôn, xã đi cùng với các chương trình văn nghệ, ca múa hát. Tại thành thị, múa lân thường được trình diễn ở những nơi đông người như phố đi bộ, trung tâm thương mại,…
Ngắm trăng Tết Trung thu năm 2023
Ngày rằm tháng 8 hằng năm rơi vào giữa mùa thu, là thời điểm trăng tròn và đẹp nhất trong năm, cũng là tháng có thời tiết đẹp, mát mẻ, dễ chịu. Đây cũng là lúc mùa màng đã gặt hái xong, người làm nông được thảnh thơi, rất thích hợp để ngắm trăng. Dưới ánh trăng rằm, những câu chuyện thú vị về sự tích cây đa, Chú Cuội, chị Hằng Nga được kể dưới lời của ông bà, cha mẹ, gắn liền với tuổi thơ của mỗi trẻ em Việt Nam.
Phá cỗ Tết Trung thu năm 2023
Phá cỗ là một trong những hoạt động không thể thiếu trong đêm rằm Trung thu. Trẻ em sẽ cùng gia đình, bạn bè phá cỗ dưới ánh trăng rằm. Mâm cỗ Trung thu với đầy đủ các loại bánh trung thu, bánh dẻo, kẹo, hoa quả được trang trí khéo léo, đẹp mắt, là một trong những món quà đặc biệt mà các bậc phụ huynh dành tặng cho các em nhỏ.
Mong rằng bài viết trên đã giải đáp đáp câu hỏi “Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu 2023” và mang đến những thông tin hữu ích khác về ngày Tết cổ truyền này. Chúc bạn có một Tết Trung thu vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và bạn bè!