Đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội, chi tiết từ A đến Z - Kênh review mỹ phẩm

Đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội, chi tiết từ A đến Z

Cập nhật lần cuối: 21/08/2022

Rate this post

Khi bầu bí lần đầu, có lẽ mẹ nào cũng bỡ ngỡ về thủ tục sinh ở bệnh viện ra sao , muốn tìm hiểu xem mình đẻ bệnh viện nào vệ sinh, thoải mái và an toàn, chi phí phù hợp nhất.

Từ lâu đẻ dịch vụ ở viện Phụ sản Hà Nội đã được nhiều mẹ truyền tai nhau bởi sự thoải mái, trình độ bác sỹ, thái độ phục vụ cùng lợi thế cho người nhà được vào phòng khi sản phụ sinh.   Vậy thực hư như thế nào? Vừa trải qua cuộc vượt cạn được hơn tháng, mình xin chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm của mình: khi vào viện cần làm những thủ tục gì, chú ý gì khi mang theo đồ đạc vào viện, cần làm gì sau sinh và chăm sóc bé như thế nào….Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ giúp các mẹ hình dung được quá trình sinh nở để an tâm hơn.

So sánh khi đẻ thường và dịch vụ ở viện Phụ Sản Hà Nội

Sinh thường ở viện phụ sản Hà Nội thì rất đông, nếu mẹ có bảo hiểm thì chỉ mất khoảng 500 nghìn ( chưa kể phí bồi dưỡng cho các bác sỹ từ 2-2,5 triệu), chi phí còn lại sẽ được bảo hiểm thanh toán. Sinh thường là rẻ nhất, tuy nhiên đông lắm, có các phòng 3;5 hoặc 12 người. Phòng bình dân, có một nhà vệ sinh chung, không có điều hòa, không nước nóng, các mẹ sinh mùa hè cân nhắc.

Advertisement

Do mới được sửa sang, nâng cấp năm 2013 nên phòng ốc hiện đại, sạch đẹp và thông thoáng, có điều hòa, có bình nóng lạnh, vệ sinh khép kín. Vì thế  Chi phí sinh ở khu dịch vụ thì cao hơn nhiều, khoảng 20 triệu. Điểm khác biệt khiến các mẹ chọn sinh ở khoa dịch vụ:

  • Không gian thoáng đãng, không đông đúc, sạch sẽ,  khi nghỉ ngơi được yên tĩnh, tránh xô bồ tạo tâm lý thoải mái cho sản phụ;
  • Mẹ có thể tự chọn bác sĩ đỡ đẻ cho mình. Vì làm dịch vụ nên  bác sỹ niềm nở, thường xuyên túc trực và chăm sóc chu đáo;
  • Mỗi mẹ được nằm riêng một phòng và có người nhà bên cạnh khi sinh;
  • Các đồ dùng cho mẹ và con như khăn, tã, quần áo, nước nóng… đều đầy đủ.

Đẻ dịch vụ ở bệnh viện phụ sản Hà Nội, chi tiết từ A đến Z

Nhận biết dấu hiệu trước sinh

Khi gần sát ngày dự sinh ( theo kinh nghiệm, con so ngày dự sinh khi siêu âm lần đầu thường chuẩn nhất), các mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Ra dịch nhớt
  • Xuống bụng
  • Chảy máu hồng
  • Cơn co thắt
  • Nước ối rò rỉ hoặc vỡ ối.

Khi gặp các dấu hiệu phía trên thì các mẹ cứ bính tĩnh, vệ sinh, tắm gội, rồi ăn nhẹ bằng sữa tươi, bánh mỳ, chuẩn bị giấy tờ, đồ đạc vào viện. Dấu hiệu cuối cùng thì cần lập tức đến viện để tránh nước ối cạn sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con.

Đăng ký sinh dịch vụ ở viện Phụ Sản Hà Nội

Để đỡ đông đúc, tiện đi lại, các mẹ thường khám thai ở gần nhà. Khi được 36-37 tuần thì vào viện tiếp nhận hồ sơ, khám tổng thể (xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, siêu âm) rồi đăng ký đẻ dịch vụ.

Bệnh viện chỉ tiếp nhận hồ sơ từ tuần 36 nên các mẹ không cần quá vội vàng. Xét nghiệm xong, bạn mang sổ khám bệnh và giấy tờ xét nghiệm đi đăng ký tại phòng 340, nhà D3, thời gian đăng ký từ thứ 2-6, giờ hành chính. Bạn có thể lựa chọn bác sĩ đỡ đẻ cho mình khi đăng ký, dù hôm bạn sinh không phải ngày trực của họ. Nếu xét nghiệm xong bạn chưa muốn đăng ký luôn có thể chờ đến khi trở dạ rồi nhập viện, nếu đẻ đêm, bạn nên chỉ định kíp trực đỡ luôn. Vì nếu bạn đã chỉ định bác sỹ nhất định,kíp trực không can thiệp vào quá trình sinh nở, khi bác sĩ chưa đến kịp, bạn đã sắp sinh thì khó xoay xở.

Advertisement

Giới thiệu về các gói và chi phí dịch vụ ở viện Phụ sản Hà Nội

Sinh dịch vụ ở Phụ sản Hà Nội có 2 gói:

  • Sinh thường ở khu D3
  • Sinh mổ  ở khu D4
  • Phẫu thuật ở khu D5
de-dich-vu-phu-san-ha-noi-1
Khu D3 bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Địa chỉ : La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Dù sinh dịch vụ bằng cách nào thì khi đi làm thủ tục nhập viện ở quầy thu ngân các mẹ đều phải đóng tiền tạm ứng cho toàn bộ quá trình sinh nở và nghỉ ngơi của mẹ và em bé là 20 triệu đồng. Số tiền dư sẽ được trả lại khi ra viện

Trong đó, tiền đẻ thường- bác sỹ tự chọn là 10 triệu. Đẻ mổ, tự chọn bác sĩ là 11 triệu.

Số tiền còn lại để tạm ứng tiền phòng, thuốc, tắm bé, vệ sinh cho mẹ… Tùy phòng mà có chi phí như sau:

  • Phòng 2 giường (vệ sinh khép kín): 500.000 đồng;
  • Phòng 3-6 giường (vệ sinh chung): 400.000 đồng;
  • Phòng 5 giường (vệ sinh chung) A3: 300.000 đồng.

Nếu bạn có bảo hiểm y tế thì được giảm 80% phí nằm viện – khoảng 200.000 đồng, vì đẻ dịch vụ nên bảo hiểm sẽ không chi trả các khoản khác.

Advertisement

Thủ tục nhập viện

Khi đi đẻ, bạn đưa giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm của mình cho chồng để làm thủ tục nhập viện.

Trong lúc đó, bạn (có thể đi cùng 1 người thân nữa) được bác sỹ sản khoa kiểm tra xem cổ tử cung đã mở mấy phân, có vỡ ối hay gặp các vấn đề nguy hiểm khác không, bác sỹ sẽ thụt rửa luôn. Bác sĩ cũng hỏi thai kỳ bạn có khỏe mạnh không, thai nhi bao nhiêu tuần tuổi, thời điểm bạn bị chảy máu, rỉ/vỡ ối….

de-dich-vu-phu-san-ha-noi-3-500x220
Đẻ dịch vụ đem lại cảm giác an tâm, thoải mái cho mẹ bầu

Khi thủ tục nhập viện xong, tùy tình trạng mà bác sỹ chỉ định bạn đến phòng đẻ hoặc chờ đẻ. Bạn sẽ được thay dép và bộ váy rộng của bà bầu, rồi vào nhà vệ sinh thay bỉm quần.

Kinh nghiệm khi vào phòng chờ đẻ, bạn cần mang theo:

  • Bỉm quần để thay bất cứ lúc nào
  • Chai nước để bổ sung nước khi kiệt sức vì những cơn co
  • 1 chiếc điện thoại bình thường (không phải điện thoại xịn phòng trừ trường hợp mất cắp) để gọi cho chồng, người nhà, y tá khi cần thiết.

Ở phòng chờ đẻ sinh có bảo hiểm khá rộng, bạn sẽ không được cho người nhà vào cùng.

Ở phòng chờ đẻ các mẹ sẽ được bác sỹ khám và kiểm tra tình trạng, đặt máy tim thai. Bạn nên đi lại nhẹ nhàng, thư giãn, tập thở khi ngừng cơn co thắt. Lúc đó bạn sẽ có cảm giác như muốn đi đại tiện, nhưng tuyệt đối không được rặn, chỉ rặn khi có hiệu lệnh từ bác sỹ.

Advertisement

Để rút ngắn thời gian đau và chuyển dạ, bác sỹ sẽ gợi ý bạn truyền thuốc kích thích các cơn co tử cung. Nếu bạn và người nhà đồng ý, bạn được nằm trên giường và truyền loại thuốc này.  Nếu đáp ứng tốt với thuốc, bạn sẽ thấy nhiều cơn co xuất hiện với cường độ nhanh, mạnh hơn. Truyền loại thuốc này mất khoảng 2 tiếng, trong thời gian đó, bạn được bác sỹ thăm khám 15 phút/ lần.

Khi cổ tử cung mở được 8 phân thì bạn sẽ được đưa vào phòng đẻ ngay bên cạnh.

Chú ý khi vào phòng đẻ:

Đối với đẻ thường

  • Tuân theo mọi hướng dẫn, chỉ đạo của bác sỹ, y tá, điều dưỡng
  • Tập thở khi cơn co đến, nghỉ ngơi khi cơn co qua đi
  • Khi mở hết 10 phân, bạn sẽ được các bác sỹ, hộ sinh đỡ đẻ. Bạn sẽ được rạch tầng sinh môn để thuận lợi hơn cho quá trình sinh bé. Thủ thuật rạch tầng sinh môn diễn ra rất nhanh, chỉ khoảng vài giây nên hầu như bạn không thấy đau đớn gì. Khi em bé ra đời, con sẽ được vệ sinh sạch sẽ trong khi đó, mẹ sẽ được khâu tầng sinh môn
  • Bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đọc tên đã đặt trước cho bé, để ghi vào giấy chứng sinh.

Đối với đẻ mổ

Với các mẹ đã mở gần hết nhưng không thể đẻ thường, xin đẻ mổ hoặc tùy tình trạng mà bác sỹ quyết định chuyển mổ, cần chú ý những điểm sau:

  • Bạn gọi điện cho người nhà để làm thủ tục chuyển mổ
  • Ngay sau đó, rất nhanh chóng bạn sẽ được chuyển vào phòng mổ. Trước khi được chuyển đi, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn đọc tên cho bé (cả tên nam và tên nữ) để ghi vào giấy chứng sinh
  • Vào phòng mổ, bạn sẽ nằm nghiêng, co hai đầu gối trước ngực để bác sỹ tiêm thuốc gây tê màng cứng
  • Khoảng 3-5 phút sau, bạn sẽ có cảm giác tê tê ở chân. Lúc này bác sỹ tiến hành mổ lấy thai.
de-dich-vu-phu-san-ha-noi-2-1-583x220
Mẹ tròn con vuông là niềm vui của gia đình
  • Quá trình mổ diễn ra rất nhanh. Em bé cất tiếng khóc chào đời, được đưa đi vệ sinh mắt, mũi, họng. Sau đó hộ lý sẽ bế em bé cho mẹ nhìn mặt.
  • Tiếp theo em bé được bế ra ngoài cho gia đình, người thân chụp ảnh lại. Bé được đưa lên phòng kính chăm sóc riêng, còn mẹ chuyển lên phòng hậu phẫu nằm 6 tiếng.
  • Khi vào phòng hậu phẫu, bạn được các bác sỹ cho thuốc giảm đau, tiêm thuốc kháng viêm. Lúc này bạn cũng sẽ dần cảm nhận được những tác dụng phụ của thuốc gây tê màng cứng như lạnh cóng, răng cập vào nhau, buồn nôn, nôn… tùy từng cơ địa mỗi người.

Chú ý khi chăm sóc mẹ và bé những ngày trong viện

Buổi sáng tầm 8h30-9h, người nhà sẽ không được phép ở trong viện. Khoảng 11h mới được phép vào tiếp. Đối với những mẹ đẻ thường thì có thể tự chăm bé một mình, nhưng với mẹ đẻ mổ thì sẽ hơi khó khăn một chút.

Bé được đưa đi tắm, trong lúc đó mẹ được đưa đi vệ sinh, đặt thuốc (nếu cần). Bạn cũng có thể nhờ người nhà vệ sinh vùng kín cho. Bé tắm xong được trả về phòng. Mẹ cho bé bú hoặc pha sữa công thức. Khoảng 15 phút sau sẽ có bác sỹ đến khám cho cả mẹ và bé.

Nếu bé ăn sữa công thức, tuyệt đối không pha sữa cho bé bằng nước khoáng đóng chai sẵn sẽ dễ gây tiêu chảy. Mẹ có thể đổ sẵn nước nóng trong phích, chờ nguội rồi mới pha. Khoảng 3 ngày đầu, bé sẽ đại tiện ra phân su màu đen xanh. Điều này là hoàn toàn bình thường, mẹ không phải lo lắng.

Dù đẻ mổ hay đẻ thường, mẹ cũng cần đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi nhiều một chỗ. Tâm lý thoải mái, cố gắng cho bé bú những giọt sữa non quý giá của mình. Nếu mẹ ít sữa, kiên trì cho bé bú nhiều, bé bú nhiều sẽ tự kích thích tuyến sữa sản xuất nhiều hơn.

Đối với những bé bị vàng da bệnh lý sẽ được chuyển lên phòng riêng biệt chiếu đèn. Mẹ đừng lo lắng quá, vì chỉ chiếu đèn vài hôm là bé khỏi. Mẹ cần suy nghĩ tích cực, giữ tinh thần thoải mái để có đủ sữa cho con. Mẹ được phép hút sữa ra bình và chuyển lên phòng cho con bú.

Hàng ngày sẽ có giờ lấy nước nóng, giờ đổi quần áo, chăn gối cho mẹ và bé. Người nhà chú ý đếm đủ số đồ mình nhận, nếu không sẽ phải đền tiền.

Một số kinh nghiệm của các bà mẹ từng sinh tại D3 viện Phụ sản Hà Nội:

  • Nên theo khám của một bác sĩ làm tại Phụ sản Hà Nội và nhờ người đó làm hồ sơ sinh giúp, không mất thời gian chờ đợi khi bụng đã quá to.
  • Không nên đưa phong bì cho kíp đỡ đẻ và bác sĩ bởi bạn sử dụng dịch vụ và chi rất nhiều tiền cho ca đẻ của mình.
  • Nên ăn cơm nhà mang đến bởi cơm ở căng tin bệnh viện đắt, phục vụ chậm và không ngon.
  • Người nhà khi vào cùng sản phụ nên mang theo một chai nước. Quá trình sinh nở lâu và kêu la nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước nhanh.
  • Không nên mang theo quá nhiều tã lót và chăn cho con bởi đa số sử dụng đồ của bệnh viện.
  • Nếu đẻ thường, bạn sẽ nằm lại viện khoảng từ 1 đến 2 ngày nên không cần mang quá nhiều đồ.

Đồ cho mẹ

  • Quần áo: Chỉ nên mang theo một bộ mặc vào ngày ra viện thôi. Khi nằm viện, hàng ngày mẹ được cấp hai bộ quần áo nên không cần thiết phải mang nhiều
  • Bỉm quần và băng vệ sinh
  • Điện thoại
  • Giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm, tiền
  • Nước

Đồ cho bé

  • Quần áo, tã: Bé cũng chỉ cần một bộ quần áo mặc khi ra viện, vì bệnh viện cung cấp đủ quần áo, tã vải cho bé dùng hàng ngày
  • Sữa công thức, bình sữa, dụng cụ cọ rửa bình sữa, nước rửa bình: Phòng trường hợp mẹ chưa kịp về sữa, có thể cho bé ăn thay thế bằng sữa công thức
  • Đồ vệ sinh cho bé như nước muối sinh lý, gạc rơ lưỡi, thuốc đánh tưa lưỡi, tuyệt đối không đánh lưỡi cho bé bằng mật ong vì đây là thực phẩm cấm kỵ đối với bé dưới 1 tuổi
  • Bỉm cho bé.

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm của mình khi đi đẻ dịch vụ ở viện Phụ Sản Hà Nội, hi vọng các mẹ sẽ cảm giác an tâm và hình dung sơ bộ quá trình này. Chúc các mẹ mẹ tròn con vuông, nuôi con khỏe, dạy con ngoan!

Tin tức nổi bật

13+ Ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 giúp thu hút vận may, tài lộc 

Hiện nay, việc lựa chọn ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 được xem xét khá kỹ lưỡng và cẩn thận. ...

Bố mẹ 2001 sinh con năm nào tốt? Năm đẹp sinh con cho vợ chồng Tân Tỵ

Hiện nay, các cặp vợ chồng thường lựa chọn các năm đẹp và hợp tuổi để việc sinh con được thuận ...

Vợ chồng Canh Thìn 2000 sinh con năm nào tốt, hợp tuổi?

Xem xét tuổi 2000 sinh con năm nào tốt, bố mẹ nên đánh giá theo các yếu tố phong thủy, bình giải về ngũ ...

Tuổi 1995 sinh con năm nào tốt? Bật mí về những năm đẹp sinh con

Bố mẹ quan tâm đến 1995 sinh con năm nào tốt để tạo nên một gia đình ấm êm, hòa thuận nên xem xét thật ...

Giải mã bố mẹ Kỷ Mão tuổi 1999 sinh con năm nào tốt 

Vợ chồng tuổi 1999 sinh con năm nào tốt nên lựa chọn năm hợp với tuổi của con để tạo nên một mái ấm ...

1998 sinh con năm nào tốt để em bé luôn bình an, hạnh phúc

1998 sinh con năm nào tốt giúp gia đình thêm gắn bó, con cái luôn luôn khỏe mạnh. Những thông tin dưới đây ...

Tin tức liên quan

10+ kem dưỡng ẩm cho da khô mùa đông được chị em tin dùng nhất

Cùng Baamboo khám phá 11+ kem dưỡng ẩm cho da khô mùa đông được chị em tin dùng. Hãy săn lùng ngay để trải ...

9+ sữa tắm dưỡng ẩm cho da khô mùa đông được ưa chuộng nhất

Cùng Baamboo khám phá 9+ sản phẩm sữa tắm dưỡng ẩm cho da khô mùa đông. Sự kết hợp hoàn hảo để giữ ...

“Bật mí” các bí quyết chăm sóc da mùa đông luôn căng bóng và đủ ẩm

Các bí quyết chăm sóc da mùa đông giúp da luôn căng bóng và đầy ẩm. Khám phá cách duy trì làn da khỏe mạnh ...

Top 10 kem dưỡng ẩm mùa đông cho da dầu giảm nhờn tốt nhất 2023

Kem dưỡng ẩm mùa đông cho da dầu giúp cân bằng độ ẩm của làn da và khả năng tiết dầu thừa hiệu quả. ...

Xem ngày đẹp cắt tóc tháng 12 năm 2023 

Lựa chọn ngày đẹp cắt tóc tháng 12 năm 2023 ảnh hưởng lớn đến cuộc sống mỗi người, có thể ảnh ...

Review mặt nạ cà rốt sủi bọt có thực sự tốt như quảng cáo

Mặt nạ cà rốt sủi bọt đang hot rần rần trên mạng xã hội trong những ngày qua bởi công dụng đào thải ...