Ngày trái đất 22/4 là một ngày mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường nhưng ít ai có thể hiểu tường tận về ngày này. Vậy ngày trái đất là ngày gì, có ý nghĩa và những hoạt động nào được thực hiện.
Ngày trái đất là ngày gì?
Ngày Trái đất hay là Earth Day diễn ra vào ngày 22/4 hằng năm được phát động bởi Liên hiệp quốc nhằm vận động con người trên toàn thế giới chung tay bảo vệ, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm và cạn kiệt giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.
Ngày trái đất ở Việt Nam
Để hưởng ứng lời kêu gọi toàn cầu bảo vệ môi trường đó, Việt Nam đã tham gia ngày Trái đất lần đầu tiên vào năm 2000 với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” và các chủ đề thay đổi qua các năm.
Lịch sử và ý nghĩa ngày Trái đất 22/4
Lịch sử ra đời ngày Trái đất
Vào năm 2009, Liên hợp quốc chính thức công nhận ngày 22/4 là Ngày Trái đất.
Ngày Trái đất ra đời lần đầu tiên vào ngày 21/3/1970 ở Mỹ bởi ông John McConnell và được thành phố San Francisco nhiệt tình hưởng ứng. Điều này khiến Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant nhận thấy sức quan trọng của ngày Trái đất nên quyết định công bố ngày 21/3 là ngày trái đất với quy mô quốc tế. Tuy nhiên những người ủng hộ ngày trái đất lại cho rằng ngày 22/4 – sau ngày chúa phục sinh mới là ngày Trái đất nên họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.
Lần thứ hai do thượng nghị sĩ Gaylord Nelson tại Mỹ tổ chức thu hút hơn 20 triệu người tham gia. Vào ngày này, mọi người đã dành trọn một ngày cho các hành động bảo vệ môi trường thay vì vùi đầu vào công việc hàng ngày. Là một người tích cực ủng hộ ngày trái đất, Nelson cũng được biết đến với vai trò một trong những người tiên phong lãnh đạo trong phong trào bảo vệ môi trường tự nhiên trên trái đất. Đồng thời ông được mọi người đánh giá cao bởi tính cách khiêm nhường , hài hước, không tham vọng và bị ảnh hưởng bởi quyền lực. Ngoài ra ông còn được Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khen ngợi rằng: “Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn”.
Do vậy, Ngày Trái đất được sinh ra để kỷ niệm và vận động mọi người bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Ý nghĩa ngày Trái đất 22/4
Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa trên thế giới thì điều đáng quan ngại nhất chính là vấn đề tàn phá môi trường và nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên gây biến đổi khí hậu. Chính vì lẽ đó ngày Trái đất được ra đời với mục đích kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ, yêu thương và phủ xanh hành tinh này.
Trong ngày Trái đất, mọi người thường tuyên truyền nâng cao ý thức và vận động mọi người tham gia các phong trào chung sức bảo vệ môi trường sống như là trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm nước sạch, sử dụng các vật dụng an toàn với tự nhiên thay vì bao bì nhựa ni lông, hạn chế lãng phí hay sử dụng quá nhiều thịt động vật nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính từ chăn nuôi…
Ý nghĩa ngày Trái đất trên thế giới và Việt Nam
Ngày Trái đất có tên tiếng anh là Earth Day, từ này có phát âm gần giống với từ Birthday có nghĩa là ngày sinh nhật. Hiểu theo cách khác thì từ này có ý nghĩa là sự tái sinh của trái đất, mà sự tái sinh này xuất phát từ hành động của con người.
Bởi vì cuộc sống của con người phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng trong quá trình sinh hoạt con người lại tàn phá chính môi trường sống của mình. Ô nhiễm môi trường lại có những tác động xấu tới con người. Chính vì đó ngày Trái đất sinh ra để khuyến khích mọi người có ý thức và hành động bảo vệ môi trường.
Ngày trái đất ở Việt Nam tuy cũng mang ý nghĩa tương tự nhưng lại không phổ biến và diễn ra sôi nổi như các nước khác trên thế giới. Vào ngày này, người tham gia chủ yếu là các cơ quan ban ngành, tổ chức chính phủ hay các doanh nghiệp.
Những hoạt động hưởng ứng ngày Trái đất của Việt Nam và thế giới
Việt Nam và các nước phát triển khác có những hoạt động hưởng ứng khác nhau cụ thể như:
Ngày Trái đất 22/4 ở các nước phát triển
Vào ngày này thường có rất nhiều hoạt động diễn ra nhưng hoạt động ở mỗi khu vực lại khác nhau tùy thuộc vào người quản lý. Thông thường là các hoạt động dưới đây:
- Dọn vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- Trồng nhiều cây xanh và sử dụng phân bón hữu cơ cho cây.
- Giảm thiểu tình trạng sử dụng xăng, dầu, các khí đốt và ưu tiên các thiết bị có năng sạch từ ánh sáng mặt trời, gió…
- Tái sử dụng các chai nhựa, túi ni lông thay vì vứt bỏ.
- Tuyên truyền ngày trái đất cho nhiều người biết đến hơn.
- Ít sử dụng điện và tiết kiệm nước sạch.
Ngày Trái đất ở Việt Nam 22/4
Như đã đề cập phía trên, thành phần tham gia Ngày Trái đất ở Việt Nam chủ yếu chỉ có các cơ quan và doanh nghiệp chứ không phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Các địa phương ít tổ chức và kêu gọi người dân tham gia bảo vệ môi trường nên sự hiểu biết của mọi người con ít và có nhiều hạn chế. Thậm chí có nhiều người còn nhầm Ngày Trái đất là Giờ Trái đất và vẫn nghĩ rằng ngày ngày sẽ có sự kiện ngắt điện quy mô lớn để giảm ô nhiễm mặc dù 2 sự kiện này được tổ chức vào 2 ngày khác nhau và cách nhau hơn một tháng. Bởi vậy, Nhà nước nên có các chủ trương tuyên truyền phổ biến rộng rãi toàn dân.
Chủ đề Ngày Trái đất năm 2023
Năm 2023, chủ đề ngày Trái đất vẫn là “Đầu tư vào hành tinh của chúng ta” hay “Invest in Our Planet” với ý nghĩa là sự hợp tác giữa mọi người để bảo vệ trái đất khỏi sự ô nhiễm, biến trái đất trở thành một hành tinh xanh để loài người xây dựng và phát triển nền văn minh bền vững.
Ngoài ra, ngày trái đất cũng đã triển khai được nhiều chủ đề qua các năm như:
Năm 2019, ngày trái đất được triển khai với chủ đề “It’s Our Turn to Lead”.
Năm 2020, Liên hợp Quốc lựa chọn chủ đề “Climate action” hay “Hành động vì khí hậu” nhằm kêu gọi mọi người có những hành động sáng tạo, tối ưu để giải quyết những vấn đề về khí hậu.
Năm 2021, “Khôi phục Trái đất của chúng ta” được lựa chọn làm chủ đề Ngày Trái đất 22/4 trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều khó khăn bởi đại dịch Covid-19 và hướng tới khôi phục lại kinh tế, cuộc sống và trái đất.
Năm 2022 cùng chủ đề với năm 2023 là “Invest in Our Planet”.