Món ăn ngày Tết miền Nam luôn thể hiện được sự phong phú về các loại nông của vùng Đồng Bằng sông Cửu Long, thiên về ẩm thực vùng nhiệt đới. Các món ăn ngày Tết miền Nam không quá cầu kỳ về hình thức hay mùi vị, rất đa dạng và bắt mắt thể hiện được đúng sự phóng khoáng và hào sảng của những con người nơi đây. Nếu như một lần được thưởng thức những món ăn này, sẽ khiến người ăn nhớ mãi không quên, đặc biệt là các món bánh Tét, canh khổ qua, thịt kho tàu,…
Bánh Tét – món ăn ngày Tết miền Nam đặc trưng
Nếu như ở miền Bắc, vào mỗi dịp tết đến, nhà nhà đều gói bánh Chưng thì ở miền Nam, trong mâm cỗ Tết không thể thiếu được món bánh Tét.
Theo quan niệm từ xa xưa, bánh Tét hay còn gọi là bánh Tết của người Nam Bộ có ý nghĩa gửi trao tấm lòng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, thể hiện được truyền thống uống nước nhớ nguồn đồng thời cũng cảm ơn trời đất đã cho mọi người một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Người miền Nam sử dụng bánh tét trong ngày Tết còn với mong muốn được bình an, ấm no, sung túc trong năm mới.
Cũng giống như bánh Chưng, bánh tét gói bên trong rất nhiều lớp lá, biểu tượng cho tìm cảm của người mẹ đùm bọc lấy những đứa con của mình, thể hiện được sự gắn kết giữa con người với con người. Bánh tét xanh sử dụng nhân đậu xanh màu vàng gợi cho mọi người nhớ đến màu xanh của đồng quê, thể hiện niềm mơ ước “an cư lạc nghiệp”, cuộc sống yên bình, ổn định cho mọi nhà. Món bánh tét sử dụng những nguyên liệu hết sức thân thuộc với nghề làm lúa nước, của vùng Đồng bằng Nam Bộ, một phần cũng để đề cao sức lap động, thể hiện được tình yêu thiên nhiên.
Chiếc bánh tét nhìn giản đơn nhưng là món ăn ngày Tết miền Nam mang nhiều ý nghĩa lớn lao trong năm mới. Theo phong tục của người miền Nam, hầu hết các gia đình sẽ gói bánh tét từ ngày 28, 29 Tết. Cả gia đình sẽ cùng nhau ngồi bên nồi bánh tét, hàn huyên, trò chuyện tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của ngày Tết.
Bánh tét là một trong những món ăn ngày Tết miền Nam khiến bất cứ người con Nam Bộ nào đi xa cũng cảm thấy nhớ nhung da diết hương vị của nó. Những hạt nếp to, tròn và dẻo được ngâm với lá dứa tạo màu như xanh đẹp mắt. Đỗ được chọn những hạt ngon nhất, đãi sạch vỏ kèm những miếng thịt nạc pha mỡ béo ngậy kết hợp với các loại gia vị tạo nên món ăn vô cùng thơm ngon. Bánh tét được luộc chín tới, vớt ra, để ráo nước sau đó bày trên bàn thờ gia tiên. Khi ăn người ta đem bánh ra cắt thành từng lát để thưởng thức cùng củ kiệu chua hoặc dưa món để tăng thêm hương vị, chỉ muốn ăn mãi không ngừng.
Ngày nay, để thay đổi khẩu vị, bánh tét được đổi mới với nhiều loại nhân khác nhau như nhân chay, nhân ngọt,…
Củ kiệu muối – Món ăn ngày Tết miền Nam không thể thiếu
Củ kiệu ngâm là món ăn ngày Tết đặc trưng của người miền Nam, tượng trưng cho tiền bạc, sự vinh hoa, phú quý trong năm mới. Nếu như hành ở miền Bắc có vị hăng nhẹ, củ to tròn thì kiệu ở miền Nam có củ nhỏ, vị hăng nhẹ hơn, khi muối sẽ dễ chua hơn. Hầu hết bất cứ gia đình Nam Bộ nào cũng sẽ có 1 hũ củ kiệu muối chua để ăn trong mấy ngày Tết.
Củ kiệu làm sạch được ngâm cùng với nước chua ngọt từ giấm và đường, khoảng 2 -3 ngày thì được ăn, gắp ra đĩa, trộn cùng với tôm khô và một chút đường cát để ăn cùng với bánh tét.
Củ kiệu ngâm cũng rất hợp để ăn với món thịt kho tàu ngày Tết. Đặc biệt theo nguyên lý ngũ hành, món thịt kho tàu có vị mặn ứng với hành Thủy, còn món củ kiệu ngâm có vị chua, ứng với hành Mộc. Hai món ăn ngày Tết miền Nam này ăn chung với nhau sẽ tạo nên sự hài hòa, người ăn không cảm thấy bị ngấy hay bị mặn khi ăn.
Thịt kho tàu – Món ăn ngày Tết miền Nam đúng vị
Nếu như ở miền Bắc có thịt nấu đông, ăn trong những ngày Tết thì ở miền Nam lại chuộng món thịt kho tàu. Khi đến thăm hầu hết các gia đình miền Nam, trên mâm cỗ tết đều không thể thiếu món thịt kho tàu với hột vịt lộn. Đây là món ăn ngày Tết miền Nam đặc trưng. Vào ngày giáp tết (khoảng 29, 30 tết) mỗi gia đình sẽ nấu 1 nồi thịt kho tàu lớn, để ăn trong 4 đến 5 ngày, trước khi ăn chỉ cần hâm lại.
Món thịt kho ngon đúng điệu của người Nam Bộ phải có màu vàng nâu sóng sánh và thơm mùi nước dừa rất đặc trưng. Thịt cắt vuông to, có cả nạc lẫn mỡ cùng hột vịt lộn to tròn đem kho lên cho mềm thịt. Đĩa thịt kho tàu khi múc ra bát sẽ có vị béo ngậy của thịt, màu sắc ấm áp mang lại ý nghĩa đủ đầy, sung túc, sự vẹn toàn trong năm mới. Các nguyên liệu được kết hợp hài hòa với nhau còn thể hiện tình cảm gia đình hòa thuận, yên vui.
Người miền Nam chỉ cần nghe hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho tàu đặt cùng với chén cơm trắng nóng bốc hơi nghi ngút hoặc đòn bánh tét xanh và đĩa củ kiệu muối là thấy Tết kề bên.
Canh khổ qua nhồi thịt
Cùng với các món ăn ngày Tết miền Nam khác thì món canh khổ qua nhồi thịt cũng là món ăn mà ngày Tết không thể thiếu của người Nam Bộ. Trên mâm cỗ ngày Tết, người Nam Bộ chọn trái khổ qua để làm món canh với mong muốn sang năm mới sẽ may mắn, mọi việc thuận buồm xuôi gió, con người sẽ không còn khó khăn, khổ cực đúng như tên gọi của nó. Khổ qua được trồng rất nhiều để ăn quanh năm như đặc biệt nhất là không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Có bát canh khổ qua nhồi thịt trên mâm cỗ ngày Tết tự nhiên trong lòng cảm thấy an tâm hơn rất nhiều.
Bên cạnh ý nghĩa trên, với thời tiết Tết miền Nam thường nắng nóng, món canh khổ qua sẽ giúp thanh nhiệt cho cơ thể, xua đi cái nắng nóng của tiết trời vùng nhiệt đới.
Chả giò
Chả giò miền Nam cũng tương tự như món nem rán của người miền Bắc, tuy nhiên các nguyên liệu có phần đa dạng, nhiều loại rau củ hơn. Đây cũng là món ăn ngày Tết miền Nam rất đặc trưng.
Món chả giò sử dụng bánh đa loại tròn to, gói một cái có thể cắt được làm hai, làm ba, ăn đỡ ngấy. Màu vàng nâu của chả giò kết hợp với màu đỏ rực của cà chua thêm màu xanh tươi của ngò rí, rau xanh, giúp tổng thể nhìn vô hài hoà màu sắc, lại vô cùng đẹp mắt.
Lạp xưởng
Nếu như Tết miền Bắc trong 3 ngày luôn món món giò chả (miền Nam gọi là chả lụa) thì ở miền Nam mâm cỗ ngày Tết phải có món lạp xưởng. Lạp xưởng là món ăn ngày Tết miền Nam phổ biến. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng để ăn cũng như đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam Bộ. Có rất nhiều loại lạp xưởng khác nhau như: lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc…
Trên bàn tiệc ngày Tết luôn có món lạp xưởng để người thân hay khách khứa nhâm nhi cùng với rượu. Đó là món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì lạp xưởng nhìn rất giống với sâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang. Nên người Việt thường dùng lạp xưởng trong mâm cỗ dâng cúng tổ tiên. Món lạp xưởng này được người dân miền Tây làm vào mỗi dịp tết đến xuân về để đãi những vị khách quý.
Theo văn hóa của người miền Nam, ngày Tết có tiền trong nhà sẽ mang đến may mắn, tài lộc. Và các bạn biết không, sở dĩ món ăn mang tên lạp xưởng là vì chúng có kiểu dáng nối với nhau thành xâu nên nhìn rất giống với xâu tiền bao đỏ thể hiện mong ước may mắn, giàu sang.
Gỏi gà xe phay
Gỏi gà xé phay là món ăn ngày Tết miền Nam đặc trưng. Người miền Nam thường tận dụng phần ức gà của những con gà luộc cúng đêm giao thừa, xé nhỏ, trộn chua ngọt với xoài, cà rốt và các loại rau thơm tạo nên một món ăn ngon mà không hề bị ngán. Miếng gà xé thơm ngọt, rau củ giòn giòn, thưởng thức miếng gỏi gà làm bạn nhớ quê không nguôi. Ngày nay, có rất nhiều công thức chế biến món gỏi gà xé phay khác nhau, kết hợp từ nhiều loại rau củ kết hợp cùng với thịt gà, có thể sử dụng bắp cải, cà rốt, dưa leo, hoa chuối…
Gỏi gà xé phay sẽ đậm đà hơn khi ăn cùng với nước mắm chua ngọt, bánh phồng tôm chiên. Được xem như là món ăn đặc trưng của mâm cỗ ngày Tết miền Nam, gỏi gà xé phay đã thực sự chinh phục tâm hồn ăn uống của mọi người. Với hương vị chua chua ngọt ngọt, ngon mà lại không ngán, gỏi gà xé phay quả là một món ăn tuyệt vời mà bất cứ gia đình nào cũng thích mê.