Rất nhiều chị em muốn đi phun môi nhưng lại sợ gặp phải những tình trạng như môi bị sưng, bị mưng mủ… Vậy phun môi bị mưng mủ hay phun môi bị chảy nước có thực sự là điều bình thường hay không, hay là do viêm nhiễm hoặc nguyên nhân khác? Phun môi bị mưng mủ phải làm sao? Hãy cùng baamboo tìm hiểu nguyên nhân và các cách chăm sóc môi sau khi phun tránh hiện tượng phun môi bị mưng mủ trong bài viết dưới đây nhé.
- Xăm môi đẹp tự nhiên nên chọn màu gì?
- Tư vấn phun môi sưng mấy ngày. Cách chăm sóc môi sưng hiệu quả
Với rất nhiều lợi ích của phun môi như: môi luôn tươi hồng, nhìn mọng nước, quyến rũ, phun môi hiện nay đang được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Vậy nhưng phương pháp làm đẹp này cũng có thể dễ dàng gặp phải vấn đề như phun môi bị chảy nước, phun môi bị mưng mủ. Đây có phải là những hiện tượng bình thường, dễ gặp khi phun môi hay không? Có để lại hậu quả gì nghiêm trọng không? Chăm sóc môi thì có cải thiện được tình trạng này không?
Có nên phun môi thẩm mỹ nếu lo sau phun môi bị mưng mủ?
Hiện nay, trên thị trường làm đẹp có khá nhiều công nghệ phun môi như: phun môi pha lê, phun môi 3D, phun môi collagen, phun môi tự nhiên… Nhưng tựu chung lại, phun môi đều là việc sử dụng 1 đầu kim siêu nhỏ có thể phun mực để đưa mực vào lớp thượng bì của da môi.
- Trong quá trình thực hiện phun xăm môi, các chị em sẽ được gây tê cục bộ nên không có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, khi hết thuốc tê, sẽ hơi khó chịu 1 chút, và môi sẽ bị sưng trong khoảng từ 2 – 7 ngày (tùy vào từng cơ địa). Sau phun môi, nếu bạn chăm sóc tốt, bạn sẽ sớm có 1 đôi môi hồng hào, luôn căng mọng mà ai ai cũng muốn nhìn.
- Phun môi sẽ thực sự nên nếu như bạn có sắc môi nhợt nhạt, không sắc nét, luôn khiến bạn tự ti nếu thiếu son. Ngoài ra, phun môi cũng rất nên, nếu bạn là người cẩn thận, có thể đảm bảo 100% các bước chăm sóc và kiêng cữ cho đôi môi hậu quá trình phun xăm. Nhưng với các chị em đã có cặp môi sẵn quyến rũ hoặc không quá bận tâm đến việc làm đẹp, chắc hẳn phun môi sẽ không phải là nhu cầu hay cứu cánh nữa rồi.
- Tình huống sau phun môi bị mưng mủ không phải là điều tất nhiên nếu bạn sử dụng dịch vụ làm đẹp này, mà nó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể là nguyên nhân bên ngoài hoặc do chính cơ thể của bạn.
Khi nào phun môi bị chảy nước, phun môi bị mưng mủ?
Nguyên nhân gây phun môi bị mưng mủ
Như đã chia sẻ ở phía trên: Việc phun môi cần có 1 quá trình chăm sóc tốt sau đó theo đúng các chỉ định của chuyên gia hay bác sĩ thẩm mỹ. Trong trường hợp, các bà các cô chủ quan, thiếu kiêng cữ sau khi phun môi, hoặc chăm sóc chưa đúng và đủ, việc môi bị chảy nước sau khi phun là dễ gặp phải.
Ngoài ra, phun môi bị chảy nước vàng hay phun môi bị mưng mủ rất dễ gặp nếu bạn lựa chọn những cơ sở làm đẹp không đảm bảo về uy tín cũng như quy chuẩn phun xăm thẩm mỹ. Nếu phun môi mà môi bạn bị chảy nước hay chảy mủ, nguyên nhân có thể do:
- Kim xăm đi sâu hơn vùng thượng bì khiến da bị tổn thương, hay nói cách khác do tay nghề của chuyên viên phun xăm không tốt.
- Cơ địa của bạn hơi kích ứng với việc phun xăm.
- Các dụng cụ trong quá trình phun xăm không được tiệt trùng kỹ lưỡng.
- Mực phun môi chất lượng kém.
- Trước khi phun xăm, môi của bạn chưa được làm sạch tốt.
- Chăm sóc hậu phun xăm sai ở bước nào đó.
Một khi môi của bạn đã có vấn đề về chảy nước, chảy mủ tức là da môi đang bị tổn thương. Việc bạn cần làm đó là tìm đến các bác sĩ da liễu hoặc các trung tâm làm đẹp cao cấp nhất để được giải quyết triệt để. Việc làm đẹp cho môi của bạn, sẽ được tạm ngưng 1 thời gian cho đến khi bạn chăm sóc ổn định lại đôi môi bị tổn thương. Tuy nhiên việc này là cần thiết, bởi nếu không giải quyết ngay, đôi môi của bạn sẽ tiếp tục bị nhiễm trùng hoặc để lại các hậu quả lớn hơn.
Để phòng tránh việc môi bị chảy nước sau phun, hay môi sau khi phun bị mưng mủ, các chị em nên có lựa chọn sáng suốt ngay từ đầu. Việc thực hiện phun môi thẩm mỹ tại các cơ sở lớn với đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, đã quyết định 60% đến 70% vẻ đẹp đôi môi mới của bạn, 30% đến 40% còn lại nằm ở việc bạn có thực hiện nghiêm túc việc kiêng cữ sau khi làm đẹp môi cũng như chăm sóc chuẩn chỉ hay chưa.
Phun môi bị mưng mủ phải làm sao?
Phun môi bị mưng mủ bôi thuốc gì?
Phun môi bị mưng mủ bôi thuốc gì để hiệu quả nhanh chóng và an toàn, ngăn chặn kịp tời tình trạng mưng mủ xảy ra nghiêm trọng hơn.
- Thông thường khi phun môi bị mưng mủ, bạn có thể sử dụng 1 số thuốc kháng sinh, kháng viêm nhẹ và phổ biến theo chỉ định của bác sĩ như acyclovir, alphachoay hay cephaxilin. Đây đều là các thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi, khá an toàn, nên bạn không cần lo lắng về các tác dụng phụ của thuốc.
- Trong đó, alphachoay là thuốc uống, ngày 4 viên, chia 2 lần còn có tác dụng chống phù nề; acyclovir là kem bôi và bạn cần làm sạch vùng chảy mủ trước khi bôi thuốc lên.
Cách chăm sóc khi phun môi bị mưng mủ hay chảy nước
Phun môi bị mưng mủ hay chảy nước là 1 dạng nhiễm trùng nhẹ của da môi, nên sau khoảng 5 – 7 ngày nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, môi bạn sẽ bắt đầu đóng vảy. Cảm giác của bạn lúc này là khá ngứa ngáy và hơi mất thẩm mĩ. Nhưng lưu ý là cần chịu khó, không tự bóc vảy ra mà phải để lớp vảy này bong tự nhiên, tránh để lại sẹo. Đừng lo lắng phun môi bị mụn nước có để lại sẹo không bởi vì nếu như chăm sóc đúng cách thì môi bạn vẫn sẽ khôi phục như ban đầu và không để lại sẹo.
Ngoài ra, khi phun môi bị mưng mủ, bị chảy nước, tức là bạn vẫn cần thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc môi hậu phun xăm thẩm mĩ cho đến khi đôi môi của bạn hoàn toàn bình thường. Cụ thể là bạn cần:
- Thực hiện 1 chế độ ăn bỏ qua các đồ ăn dễ để lại sẹo, gây phù nề hay mưng mủ khi da có vết thương như đồ nếp, thịt gà, lòng trắng trứng, đồ tanh, đặc biệt là đồ cay nóng.
- Nhóm các thực phẩm hay đồ uống chứa cồn và cafein như bia, rượu, cà phê cũng cần kiêng để tránh môi lên màu không đều.
- Tránh để môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bụi bẩn ngoài đường phố, hay nhiễm bẩn dưới mọi hình thức.
- Tuyệt đối không có các tác động mạnh vào vùng môi, điều này dễ khiến da môi chịu tổn thương nặng nề. Bạn cũng không nên đưa tay lên môi khi tay chưa được vệ sinh kĩ càng, dễ khiến môi bị nhiễm trùng.
- Luôn để ý đến tình trạng của môi xem da môi đã đóng vảy chưa, đã bớt chảy nước hay bớt mưng mủ chưa. Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khổng ổn, hay sau 1 tuần mà môi vẫn tiếp tục chảy nước, mưng mủ nhiều, chưa đỡ đi, bạn cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên ngành.
Ngoại trừ phun môi bị mưng mủ và chảy nước, các chị em còn có thể bị gặp phải 1 số vấn đề khác như: môi bị sưng phồng. Môi sưng sau phun là việc hết sức bình thường do tác động của kim xăm đưa mực vào. Nhưng thông thường, sưng môi chỉ kéo dài từ 3 đến 7 ngày là cùng. Sau 1 tuần theo dõi, môi của các chị em chưa hết sưng, việc cần làm là khám lại môi tại trung tâm thẩm mỹ đã thực hiện phun môi hoặc bác sĩ. Ngoài ra, môi vẫn thâm không lên màu mới, màu môi không đều, môi bị nổi mụn nước,… Dẫu với vấn đề gì, bạn hãy bình tĩnh tìm nguyên nhân để có cách giải quyết phù hợp nhé.
Phun môi làm đẹp hiện đã thành 1 phương pháp thẩm mỹ đơn giản và được nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn. Tuy nhiên, các chị em cũng không nên chủ quan mà để gặp trường hợp phun môi bị chảy nước hay phun môi bị mưng mủ. Hiện tượng này không quá khó để cải thiện nhưng cũng khiến làn môi của chị em mất thẩm mỹ đi ít nhiều. Chúc các chị em luôn làm đẹp an toàn!