Tổng hợp các món ăn ngày Tết miền Bắc mang đậm hương vị cổ truyền

Tổng hợp các món ăn ngày Tết miền Bắc mang đậm hương vị cổ truyền

Cập nhật lần cuối: 02/08/2022

Rate this post

Tại Việt Nam, ẩm thực luôn rất được chú trọng trong mỗi dịp tết đến xuân về. Đặc biệt đối với người miền Bắc, mâm cỗ tết thường được chuẩn bị rất cầu kỳ cả về màu sắc, hương vị cho đến hình thức để cúng gia tiên và đãi khách nhân dịp năm mới. Các món ăn ngày Tết miền Bắc được bày trên mâm cỗ đều mang những đặc trưng riêng của vùng miền, tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy và lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên.

Đặc trưng các món ăn ngày Tết miền Bắc

Mâm cỗ ngày Tết truyền thống ở miền Bắc thường có 4 bát và 4 đĩa, tượng trưng cho tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ), bốn mùa và bốn phương. Nhà nào bày cỗ lớn thì sẽ có 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Dù cỗ bình thường hay lớn thì trên mâm cỗ luôn có đủ màu sắc của sự sung túc, may mắn, được bày trí tinh tế và khéo léo.

Đặc trưng riêng của các món ăn ngày Tết miền Bắc là thể hiện được sự sung túc, đủ đầy, mong cho một năm mới đủ ăn, ấm no.

Mâm cỗ Tết miền Bắc thường được chuẩn bị rất thịnh soạn với nhiều món ăn

Advertisement

Các món ăn ngày tết miền Bắc được kết hợp hài hòa giữa món mặn, món canh, giữa rau và thịt. Hương vị của các món ăn đều có tính nhẹ nhàng, thanh đạm, không đậm vị ngọt, cay như người miền Trung hoặc miền Nam. 

Một trong những điểm đặc biệt nữa của mâm cỗ Tết miền Bắc là các món ăn phải được đong cho đầy bát, đầy đĩa. Người miền Bắc quan niệm cỗ ngày Tết cần chuẩn bị được mâm cao, cỗ đầy, thịnh soạn thì sang năm mới sẽ sự sung túc, no đủ hơn.

Tổng hợp các món ăn ngày Tết miền Bắc

Các món ăn chính thường được bày trên mâm cỗ Tết bao gồm bánh Chưng, thịt đông, dưa hành, xôi gấc, thịt gà luộc, nem rán, canh bóng thả, canh miến nấu măng và thêm một vài món ăn khác tùy theo sở thích của gia chủ.

Bánh chưng món ăn ngày Tết miền Bắc đầu tiên cần nhắc đến

Bánh Chưng xanh chính là biểu tượng truyền thống ẩm thực trong ngày Tết cổ truyền của miền Bắc, là món ăn linh hồn không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên vào mỗi dịp tết đến xuân về. Trong tâm thức của người Việt nói chung và người miền Bắc nói riêng, chiếc bánh Chưng vuông đã gắn liền với truyền thuyết lâu đời, thể hiện cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, mang nhiều ý nghĩa lớn lao về vũ trụ và nhân sinh. Thấy bánh Chưng chính là thấy tết.

Bánh Chưng là món ăn ngày Tết miền Bắc mang nét đặc trưng riêng, hội tụ tinh hoa đất trời. Chiếc bánh Chưng xanh có nguồn gốc từ thời xa xưa, là nét cổ truyền của dân tộc được gìn giữ và bảo tồn đến bây giờ trong mỗi dịp tết đến xuân về

Bánh Chưng xanh là món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu

Advertisement

Chiếc bánh Chưng được gói vuông vức trong lớp lá dong tươi màu xanh, tượng trưng cho Trái Đất. Bên trong lớp lá dong là những nguyên liệu rất quen thuộc đối với người Việt bao gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, hành khô và các loại gia vị. Để bánh được ngon, các nguyên liệu làm bánh cần được chọn lựa một cách cẩn thận, tinh tế. Loại gạo ngon nhất để làm bánh chưng là nếp cái hoa vàng, hạt to, tròn, từng hạt chắc mẩy. Thịt lợn thường được chọn từ những con lợn ngon nhất, miếng thịt có đầy đủ cả nạc và mỡ, đậu xanh đều hạt, bỏ vỏ như thế mới cho ra món bánh Chưng mềm, dẻo và có độ ngậy. Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, thịt ba chỉ béo ngậy cùng những hạt đậu xanh ngọt bùi và một chút vị cay từ hạt tiêu đã tạo nên một nét đặc trưng riêng của ngày Tết cổ truyền miền Bắc, không thể lẫn đi đâu được.

Xôi gấc – món ăn ngày Tết miền Bắc quen thuộc

Xôi gấc là món ăn rất quen thuộc trong các mâm cỗ của người Việt. Đặc biệt trong ngày Tết, theo quan niệm của người Việt, màu đỏ của món xôi gấc tượng trưng cho sự may mắn và sung túc, mang những điều tốt đẹp nhất cho gia chủ trong năm mới. Chính vì vậy, xôi gấc là món ăn ngày tết miền bắc gần như không thể thiếu trong mâm cỗ.

mon-an-ngay-tet-mien-bac_12

Trên các mâm cỗ Tết, không thể thiếu món xôi gấc

Món xôi gấc ngon nhờ vào sự tinh tế trong cách chọn gạo nếp và cách chọn trộn màu gấc của người Việt. Những hạt gạo nếp dẻo, chắc mẩy được vo sạch, sau đó trộn với phần ruột gấc đã bỏ hạt để tạo màu đỏ tươi rồi cho vào nồi xôi, đồ lên. Từng đĩa xôi gấc màu đỏ tươi của sự may mắn được tạo khuôn đẹp mắt, sắp xếp trên bàn thờ gia tiên ngày Tết một cách cẩn thận thể hiện ước muốn của gia chủ trong năm mới.

Dưa hành – Món ăn tết miền bắc rất đặc trưng

Đối với người miền Bắc, khi ăn kèm với bánh chưng xanh trong ngày Tết, ngoài thịt đông, thịt luộc,… thì một món ăn kèm không thể thiếu nữa chính là dưa hành. Vị chua, cay nồng nhẹ từ những củ hành muối giúp kích thích vị giác của người ăn, khi ăn kèm với bánh Chưng, thịt đông sẽ làm giảm các giác ngấy của những món ăn này, giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn nạp quá nhiều trong ngày Tết.

Advertisement

Món ăn tết miền bắc thì dưa hành là một món rau dễ ăn và ăn rất cuốn trong dịp tết vì hương vị rất dễ ăn của nó

mon-an-ngay-tet-mien-bac_14

Dưa hành muối chua ăn kèm với bánh Chưng xanh trong ngày Tết Bắc

Công đoạn muối dưa hành ăn ngày Tết cũng khá đơn giản, tuy nhiên cũng cần phải những người có kinh nghiệm mới có thể làm món dưa hành ngon được. Những củ hành mới được thu hoạch, bóc sạch lớp vỏ ngoài, ngâm với nước muối loãng để khử mùi hăng, sau đó rửa sạch, cho vào muối chung với phần gia vị đã được pha chế sẵn trong vại hoặc chum rồi để ở nơi khô thoáng trong khoảng 3 ngày là có thể ăn được. Để món dưa hành được ngon hơn, khi làm, người ta còn cho thêm đoạn mía đã tiện vỏ sạch lót dưới hũ để nén hành.

Tuy là một món ăn rất đơn giản nhưng món dưa hành đã ăn sâu vào tiềm thức của người miền Bắc trong ngày Tết, đi vào cả những bài thơ ca “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh Chưng xanh”.

Thịt đông – món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng

Thịt đông là món ăn mang đặc trưng riêng của người miền Bắc khi tiết trời vào Đông, trời bắt đầu trở lạnh, đặc biệt là vào dịp Tết. Giữa thời tiết se se lạnh, thịt đông ăn cùng cơm nóng và hành muối vô cùng hấp dẫn và chuẩn vị.

Advertisement
mon-an-ngay-tet-mien-bac_15

Món thịt đông đặc trưng cho hương vị cổ truyền ngày Tết miền Bắc

Món thịt đông được nấu từ thịt lợn hoặc thịt gà thêm một chút mộc nhĩ, nấm hương ninh nhừ sau đó rắc thêm chút tiêu, để 3 – 4 tiếng cho đông lại thành khuôn. Với thời tiết lạnh trong ngày Đông ở miền Bắc thì món thịt đông có thể giữ để ăn trong 2 – 3 ngày mà không sợ bị hỏng. Ngày nay, đời sống được nâng cao hơn, sau khi nấu thịt đông, để nguội rồi cho vào tủ lạnh thì món thịt đông sẽ nhanh thành khuôn hơn và bảo quản được lâu hơn.

Một đĩa thịt đông đặt kèm bên chiếc bánh Chưng xanh và một đĩa dưa muối chính là những món ăn đồng hành trong những ngày Tết của người miền Bắc.

Thịt gà luộc một trong những món ăn ngày tết miền bắc luôn có 

Gà luộc là món ăn xuất hiện trong hầu hết các mâm cỗ của người miền Bắc, từ cỗ cưới, tân gia, đám giỗ,… và đặc biệt là trong mâm cỗ ngày Tết. Trong 12 con giáp, gà mang ý nghĩa của sự cương trực và mạnh mẽ. Theo chiêm tinh học, trong 8 ngày đầu năm mới thuộc về con giống, gà thuộc về ngày mùng 1 Tết. Người Việt xưa quan niệm, trong đêm giao thừa, nếu như cúng một con gà trống thì chú gà này sẽ giúp đánh thức Mặt trời, mang tới một năm mới đẩy ánh sáng, sự mới mẻ. Chính vì vậy, món gà luộc gần như không thể thiếu trong các mâm cỗ tết của miền Bắc nói riêng và của người Việt nói chung.

Thịt gà luộc là món chính được bày trên bàn thờ gia tiên ngày Tết miền Bắc

Thịt gà luộc là món ăn chính được bày trên bàn thờ gia tiên ngày Tết miền Bắc

Gà thường được tạo thế đẹp mắt, luộc nguyên con, để nguội rồi bày lên bàn thờ cúng gia tiên. Sau khi đã cúng xong mới đem chặt và bày lên đĩa, ăn cùng với muối chanh kèm các món ăn khác trong ngày Tết. Mọi người trong gia đình cùng ngồi quanh mâm cỗ vừa sum vầy, vừa tình cảm.

Giò chả

Hầu như đến bất cứ nhà nào ở miền Bắc vào dịp tết thì trong mâm cỗ cũng không thể thiếu được món giò chả. Giò được cuộn lại bên trong lớp lá chuối mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Món ăn này thường được làm từ thịt thăn heo hoặc thịt thăn bò, giã nhuyễn trong cối đá rồi gói lại thành khuôn hình trụ, bọc bên ngoài một lớp lá chuối giúp tăng hương vị cho món ăn. Mỗi một loại thịt sẽ tạo nên một mùi vị đặc trưng riêng của món giò.

mon-an-ngay-tet-mien-bac_1914

Trong mâm cỗ Tết miền Bắc gần như không thể thiếu được món giò chả

Ngoài ra, người Việt còn biến tấu thêm nhiều kiểu làm giò khác, để tăng sự mới lạ trong các mâm cỗ Tết như giò thủ, giò tai, giò ngũ sắc. Những khuôn giò thơm ngon không chỉ được dùng để bày cỗ mà còn được sử dụng để làm quà biếu cho người thân, cho đối tác, thể hiện tấm lòng của người tặng trong ngày Tết.

Nem rán

Một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu chính là món nem rán (người miền Nam thường gọi là chả giò). Nhân nem rán của miền Bắc thường sẽ cho nhiều loại rau, củ như cà rốt, hành tây, khoai môn thái sợi, rau thơm trộn với thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, miến sau đó cuốn lại bằng lớp bánh đa nem mỏng, rán giòn lên. Để món nem tăng phần hấp dẫn, ăn ngon miệng hơn thì không thể thiếu được bát nước chấm chua ngọt và rau sống ăn kèm.

mon-an-ngay-tet-mien-bac_18

Người miền Bắc thường hay làm nem trong ngày Tết

Canh bóng thả

Canh bóng thả là một trong những món canh ngon, không thể thiếu được trong thực đơn ngày Tết của người miền Bắc, đặc biệt là người Hà thành. Món ăn này có hương vị dịu nhẹ, thanh tao và giàu chất dinh dưỡng, rất phù hợp với những ngày Tết se lạnh.

mon-an-ngay-tet-mien-bac_19

Canh bóng thả trong ngày Tết cổ truyền của miền Bắc

Canh bóng thả được làm từ nguyên liệu chính là bì lợn nướng cho phồng lên những hạt bong bóng sau đó ngâm cho mềm, ướp với rượu trắng, gừng để loại bỏ mùi hôi. Các nguyên liệu đi kèm trong bát canh bóng thả gồm su hào, cà rốt, súp lơ, đậu Hà Lan,… nấu chung với nguyên liệu chính. Để tăng thêm độ ngọt cho món canh, người ta còn sử dụng sườn heo, mọc để nấu chung. Màu sắc và hương vị từ các nguyên liệu hòa trộn với nhau tạo nên sự thanh mát của món ăn.

Canh măng khô Món ngon ngày tết miền bắc 

Trong 4 bát trên mâm cỗ Tết miền Bắc thường không thể thiếu được món canh măng khô. Măng khô được chọn lựa cẩn thận, rửa sạch sau đó luộc qua nước sôi cho mềm, xé thành sợi nhỏ hoặc thái miếng vuông nấu với móng giò hầm hoặc xương lợn, thêm một chút miến dong, mộc nhĩ tạo nên một món canh vô cùng đặc biệt.

mon-an-ngay-tet-mien-bac_191

Canh măng khô trong ngày Tết Bắc

Trước kia, canh măng thường được chuẩn bị một nồi lớn, để ăn 2 – 3 bữa trong ngày. Canh càng được đun lại nhiều lần thì càng đượm vị. Móng giò mềm, béo ngậy quyện với vị ngọt của măng tạo nên một sức hấp dẫn diệu kỳ cho món ăn ngày Tết này.

Với người Việt, đặc biệt là người miền Bắc, tết Nguyên đán là dịp lễ tết quan trọng nhất năm. Chính vì vậy người dân nơi đây thường rất chú trọng, cầu kỳ trong khâu chuẩn bị các món ăn ngày Tết để thờ cúng ông bà, tổ tiên và để đãi khách trong dịp lễ trọng đại này. Khi nhắc đến Tết, những người con dù ở xa hay gần cũng đều mong muốn được trở về nhà, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, hạnh phúc. Chúng tôi hy vọng với những món ăn ngày Tết miền Bắc kể trên sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn cho mâm cỗ gia đình mình được tươm tất và trọn vị hơn.

Tin tức nổi bật

13+ Ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 giúp thu hút vận may, tài lộc 

Hiện nay, việc lựa chọn ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 được xem xét khá kỹ lưỡng và cẩn thận. ...

Bố mẹ 2001 sinh con năm nào tốt? Năm đẹp sinh con cho vợ chồng Tân Tỵ

Hiện nay, các cặp vợ chồng thường lựa chọn các năm đẹp và hợp tuổi để việc sinh con được thuận ...

Vợ chồng Canh Thìn 2000 sinh con năm nào tốt, hợp tuổi?

Xem xét tuổi 2000 sinh con năm nào tốt, bố mẹ nên đánh giá theo các yếu tố phong thủy, bình giải về ngũ ...

Tuổi 1995 sinh con năm nào tốt? Bật mí về những năm đẹp sinh con

Bố mẹ quan tâm đến 1995 sinh con năm nào tốt để tạo nên một gia đình ấm êm, hòa thuận nên xem xét thật ...

Giải mã bố mẹ Kỷ Mão tuổi 1999 sinh con năm nào tốt 

Vợ chồng tuổi 1999 sinh con năm nào tốt nên lựa chọn năm hợp với tuổi của con để tạo nên một mái ấm ...

1998 sinh con năm nào tốt để em bé luôn bình an, hạnh phúc

1998 sinh con năm nào tốt giúp gia đình thêm gắn bó, con cái luôn luôn khỏe mạnh. Những thông tin dưới đây ...

Tin tức liên quan

Gợi ý 32 thực đơn cơm trưa bình dân cho mọi gia đình

Chuẩn bị bữa trưa nên chọn những món gì? Nguyên liệu nào để vừa đảm bảo đủ chất, ngon miệng và tiết ...

21 gợi ý thực đơn mâm cơm các món ăn ngon đãi khách trong bữa tiệc gia đình

Chuẩn bị thực đơn đãi khách tại nhà nhiều khi luôn là một vấn đề khó xử đối với chị em nội trợ. ...

15 thực đơn bữa sáng cho người bận rộn

Thực đơn bữa sáng cho người bận rộn vừa nhanh vừa đầy đủ chất dinh dưỡng rất hữu ích cho những ...

Gợi ý 20 thực đơn bữa cơm gia đình hàng ngày chưa đến 100 ngàn đồng

Thay vì phải đau đầu tự chuẩn bị thực đơn bữa cơm gia đình thì sao bạn không tìm đến giải pháp tốt ...

10 thực đơn mâm cỗ đám giỗ theo phong tục truyền thống của người Việt

Mâm cơm giỗ luôn mamg đậm nét văn hoá của dân tộc, như hiện nay thì đã có nhiều thay đổi lớn về thực ...

10+ Thực đơn bữa cơm đơn giản cho 2 người được yêu thích nhất

Bữa cơm đơn giản cho 2 người vừa đảm bảo ngon, đầy đủ dinh dưỡng và tiết kiệm luôn được mọi người ...