Sau sinh được uống nước mía không? Sau sinh bao lâu được uống nước mía?

Giải đáp mẹ bầu sau sinh bao lâu được uống nước mía?

Cập nhật lần cuối: 28/09/2023

Rate this post

Mẹ mới sinh nghe nhiều người mách nên uống nước mía bởi vì đây là thức uống tốt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn đang thắc mắc sau sinh bao lâu được uống nước mía để an toàn và bảo đảm sức khỏe. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp mọi băn khoăn cho mẹ và hướng dẫn uống đúng cách để mang lại hiệu quả tốt ưu nhất. 

Mẹ bầu sau sinh có được uống nước mía không? 

Để trả lời câu hỏi sau sinh bao lâu được uống nước mía? Chúng ta cần dựa trên thành phần dinh dưỡng và công dụng của nước mía.

  • Nước mía là một thức uống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng bao gồm Kali, Canxi, sắt, Magie, Phốt Pho, Amino Axit, vitamin C, B1,B2, kẽm. 
  • Nước mía còn cung cấp hợp chất chống oxy hóa tương tự flavonoid và polyphenol. Đây là thành phần góp vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tổng quát của người dùng và giảm tình trạng mất cân bằng oxi hóa. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mất cân bằng oxi hóa là tác nhân chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ như lạc nội mạc tử cung, sinh non,.. Tình trạng này khiến cho buồng trứng nhanh bị lão hóa, giảm khả năng sinh sản và nhiều bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ sau sinh. 

Do đó, mẹ sau sinh mổ hoặc sinh thường nên uống nước mía với lượng vừa phải để cung cấp cho cơ thể hợp chất chống oxy hóa và cải thiện sức khỏe sau sinh.  

Advertisement
sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-1

Nước mía có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ của mẹ sau sinh

Phụ nữ sau sinh bao lâu được uống nước mía? 

Sau sinh bao lâu được uống nước mía? Sau khi sinh con, cơ thể của mẹ sẽ cần thời gian hồi phục và bổ sung những chất bổ dưỡng. Nước mía là một trong những thức uống bổ dưỡng được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho mẹ sau sinh. Tuy nhiên, sau sinh mẹ cần phải lựa chọn thời điểm uống nước mía phù hợp. Thời điểm tốt nhất để mẹ sau sinh uống nước mía sẽ phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe cụ thể. 

Thông thường, mẹ nên uống nước mía từ sau 1-2 tuần sau sinh mổ và sinh thường, với hàm lượng ít và tăng dần. Lưu ý, mẹ không nên uống nước mía liên tục, chỉ uống từ 2-3 cốc mỗi tuần để tránh làm tăng cao lượng đường trong máu. Trong giai đoạn này, nước mía sẽ là thực phẩm hoàn hảo để bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết. 

sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-2

Mẹ có thể uống nước mía sau sinh 1-2 tuần với lượng vừa phải

Tuy nhiên, có một số trường hợp cần thời gian lâu hơn mới được phép uống nước mía. Trong trường hợp mẹ sinh mổ trải qua phẫu thuật, mất máu nhiều hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào thì nên hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian thích hợp uống nước mía. 

Advertisement

>> Có thể các mẹ cũng quan tâm: 

Lợi ích của nước mía đối với mẹ và bé sau sinh

Uống nước mía sau sinh có nhiều công dụng đối với cả sức khoẻ của mẹ và bé.

Công dụng đặc biệt của nước mía đối với sức khoẻ mẹ sau sinh

Sau sinh uống nước mía giúp cho mẹ phục hồi cơ thể nhanh chóng, sức khỏe ổn định, làm đẹp da, lấy lại vóc dáng và phòng ngừa một số bệnh khác. 

Hồi phục sức khỏe nhanh chóng 

Sau sinh cơ thể mẹ mất nhiều sức nên sức đề kháng cũng giảm sút nên cần được nạp nhiều dưỡng chất vào cơ thể. Nước mía giàu hàm lượng calo nên sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mẹ. Khi cơ thể mẹ được nạp đủ năng lượng sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và chăm sóc cho bé. 

sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-3

Trong nước mía có nhiều calo giúp mẹ có thêm năng lượng

Advertisement

Giảm cân sau sinh hiệu quả

Trong nước mía có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào (13g/100ml) giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đốt cháy mỡ thừa, ngăn ngừa tích tụ vùng bụng. Ngoài ra, mẹ sẽ có cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng thèm ăn dẫn đến tăng cân. Theo nghiên cứu, mẹ chỉ cần nạp khoảng 28g chất xơ mỗi ngày để giảm cân. Như vậy, me chỉ cần uống 1 ly nước mía 100ml đã đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu chất xơ hằng ngày của cơ thể.

Mẹ không cần lo lắng quá nhiều về  lượng đường trong mía cao (73g/100ml) không tốt cho sức khỏe é Lượng đường trong mía tự nhiên, có chỉ số Glycemic, là chỉ số phản ánh tốc độ tăng đường huyết thực phẩm, thuộc nhóm rất thấp. Chỉ số này giúp mẹ giảm cân nhanh chóng, không lo dư thừa đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-5

Nước mía có tác dụng giảm cân hiệu quả cho mẹ sau sinh

Phòng ngừa loãng xương 

Trong mía có chứa một lượng lớn canxi, magie, sắt, kẽm dồi dào giúp mẹ phục hồi cơ thể nhanh chóng. Bởi vì sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ bị hao hụt một lượng canxi nên cần được bổ sung ngay lập tức. Ngoài ra, khi mẹ được bổ sung canxi sẽ giúp bé phát triển nhanh, chắc khỏe xương thông qua đường sữa mẹ. 

Ngăn ngừa thâm sần và sạm da 

Sau khi sinh con, những vết rạn da có thể biến mất nhưng những vết thâm vẫn còn tồn tại. Do đó, làn da của mẹ sẽ sạm đi trông thấy, không còn sự căng bóng, mịn mướt so với khoảng thời gian chưa có em bé. Một trong những cách giúp ngăn ngừa thâm và sạm da cho mẹ đó là uống nước mía sau sinh. Trong nước mía có hợp chất Axit alpha hydroxy (AHA) giúp làm mờ vết thâm, loại bỏ độc tố, chậm quá trình lão hóa da. Mẹ sau sinh uống mía thường xuyên sẽ duy trì được làn da rạng rỡ, tươi sáng và tràn đầy sức sống. 

Advertisement
sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-4

Nước mía có Axit alpha hydroxy (AHA) giúp làm mờ vết thâm và rạn da

Men răng trắng sáng 

Trong nước mía chứa nhiều khoáng chất như Canxi, Photpho giúp làm trắng sáng răng, ngăn ngừa hôi miêng, xây dựng men răng. Do đó, uống nước mía sau khi sinh là lựa chọn tối ưu giúp mẹ phòng ngừa các vấn đề về răng miệng như đau, sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,…  

Ngăn ngừa ung thư 

Theo nghiên cứu, nước mía có hợp chất có tác dụng làm giảm và ức chế tác động tế bào ung thư. Đối với mẹ cho con bú, uống nước mía sau sinh sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. 

Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe của bé

Nước mía không chỉ có lợi ích tuyệt vời cho mẹ mà còn mang đến ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển xương và răng của bé, khắc phục về da. 

  • Có lợi cho xương và răng: Nước mía có chứa hàm lượng canxi dồi dào kết hợp các dưỡng chất sắt, kẽm, magie nên mẹ hoàn toàn có thể uống sau khi sinh. Các chất có trong nước mía sẽ đi qua đường sữa mẹ, hấp thụ vào cơ thể bé giúp chắc khỏe xương, kích thích mọc răng và thúc đẩy sự phát triển cơ thể vượt trội. 
  • Khắc phục bệnh vàng da: Trong nước mía chứa các hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ gan, chống lại nhiễm trùng và kiểm soát nồng độ bilirubin trong máu. Hợp chất này giúp làm giảm tình trạng vàng da sau khi sinh bé.  
sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-7

Nước mía có lợi cho xương, răng và da của trẻ bú sữa mẹ

Một số lưu ý cho phụ nữ sau sinh uống nước mía 

Mặc dù nước mía là một thức uống bổ dưỡng, chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin nên được khuyên uống sau khi sinh. Tuy nhiên, sau sinh khi uống nước mía, mẹ cần phải lưu ý một số điều sau: 

  • Uống với lượng vừa phải: Mặc dù nước mía không có bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến mẹ sau sinh. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải cụ thể một ly có dung tích 200-250ml mỗi ngày. Nếu mẹ uống nhiều nước mía hơn sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và cẩn trọng với những mẹ bỉm bị thừa cân, béo phì.
  • Đảm bảo vệ sinh: Mẹ nên cẩn thận mua nước mía ép ở hàng quán bởi vì loại nước này có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao. Nếu không được giữ gìn vệ sinh đúng cách, đặc biệt khi mẹ mua những hàng quán ven đường sẽ dễ bị ngộ độc. 
  • Không uống nước mía để lâu: Mẹ không nên uống nước mía để lâu nếu đang sử dụng các loại thuốc đặc trị như chống đông máu. Bởi vì Policosanol có trong mía là một chất làm giảm sản xuất Cholesterol. 
  • Uống nước mía vào ban ngày: Mẹ nên lựa chọn uống nước mía vào ban ngày, tránh uống vào buổi tối. Bởi vì nước mía có tính lợi tiểu nên khiến mẹ dễ đi vệ sinh vào ban đêm. 

Mẹ cần đặc biệt lưu ý khi uống nước mía sau sinh để phát huy hiệu quả, tránh bị tác dụng ngược.

sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-8

Lưu ý quan trọng khi uống nước mía cho mẹ sau sinh

4 tác hại nếu mẹ sau sinh uống nước mía sai cách

Mặc dù nước mía là một loại thức uống tốt, mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu mẹ sau sinh uống sai cách hoặc lạm dụng thì sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Dưới đây là 4 tác hại điển hình nếu mẹ sau sinh uống nước mía sai cách: 

  • Nguy cơ tiểu đường: Trong nước mía chủ yếu là đường tự nhiên nhưng vẫn tồn tại từ 13-15% đường sacose như đường sử dụng thông thường trong bữa ăn hằng ngày. Lượng đường này có khả năng phá hủy thành glucose làm tăng lượng đường có trong máu. Do đó, nếu mẹ vừa sinh uống nước mía liên tục từ 1-2 tháng thì có thể dễ mắc bệnh tiểu đường. 
  • Tăng nguy cơ đầy hơi, khó tiêu: Nước mía là loại thức uống có tính hàn, chứa nhiều chất xơ nên sẽ có ảnh hưởng không tốt với người có bụng yếu. Đặc biệt đối với mẹ sau sinh, nếu uống quá nhiều nước mía thì cơ thể sẽ không kịp chuyển hóa các dưỡng chất. Lúc này, nước mía sẽ khiến cho cơ thể mẹ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là dễ tăng cân. 
  • Ngộ độc nước mía: Không phải quán nước mía vỉa hè nào cũng đảm bảo quy trình pha chế sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu mẹ sau sinh vô tình uống phải nước mía ngâm hóa chất, ép từ cây mía lâu ngày sẽ dẫn đến trường hợp đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,..
  • Ảnh hưởng đến bé khi cho con bú: Theo một tạp chí y học của Hoa Kỳ, nếu mẹ sử dụng quá nhiều chất ngọt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhận thức, trí nhớ của mẹ. Ngoài ra, nếu mẹ vẫn còn đang cho con bú mà uống nhiều nước mía thì lượng đường thông qua sữa mẹ sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé yêu. 

Do vậy, mẹ sau sinh cần đặc biệt chú ý dùng lượng nước mía vừa phải để không gây ra các tác dụng phụ hoặc tác dụng ngược đối với sức khoẻ của cả mẹ và bé.

sau-sinh-bao-lau-uong-duoc-nuoc-mia-9

Lạm dụng nước mía có thể gây hại cho cả mẹ và bé

Hướng dẫn mẹ sau sinh uống nước mía đúng cách 

Để tránh trường hợp không hấp thụ chất dinh dưỡng mà ngược lại ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ sau khi sinh nên có cách uống nước mía đúng cách để hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. 

  • Chỉ uống nước mía sau khoảng 1-2 tuần sau sinh: Nước mía là thức uống có tính hàn, dễ làm lạnh bụng khi tiêu hóa mẹ còn yếu. Do đó, ban đầu mẹ nên uống với liều lượng ít, sau đó mới tăng dần lên. Mẹ nên uống với một lượng vừa phải khoảng 250ml/ ngày. Tuyệt đối mẹ không nên uống quá nhiều sẽ khiến bụng cảm thấy khó chịu, rối loạn tiêu hóa. 
  • Uống nước mía trong vòng 30 phút sau khi ép: Để lâu nước mía sẽ rất dễ bị lên men, bốc mùi gây khó uống, mất đi vị đặc trưng. Nếu mẹ uống nước mía để trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau bụng, tiêu chảy,…
  • Không uống cùng đá lạnh: Sức đề kháng của mẹ sẽ rất yếu sau khi sinh nên uống nước mía cùng đá lạnh khiến mẹ dễ bị viêm họng hoặc cảm lạnh.
  • Vệ sinh ly đựng, ống hút thật kỹ sau khi uống: Hệ tiêu hóa của mẹ rất yếu sau khi sinh nên cần phải đảm bảo vệ sinh thật kỹ lưỡng ly đựng và ống hút khi uống nước mía thật kỹ. Điều này sẽ giúp tránh ruồi, nhặng bâu vào tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập ảnh hưởng hệ tiêu hóa của mẹ. 

Thông qua những chia sẻ trên, mẹ đã có cho mình câu trả lời sau sinh bao lâu được uống nước mía. Nước mía là một loại thức uống bổ dưỡng mà mẹ nên cho vào thực đơn trong tuần nhưng không được lạm dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

Tin tức nổi bật

13+ Ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 giúp thu hút vận may, tài lộc 

Hiện nay, việc lựa chọn ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 được xem xét khá kỹ lưỡng và cẩn thận. ...

Bố mẹ 2001 sinh con năm nào tốt? Năm đẹp sinh con cho vợ chồng Tân Tỵ

Hiện nay, các cặp vợ chồng thường lựa chọn các năm đẹp và hợp tuổi để việc sinh con được thuận ...

Vợ chồng Canh Thìn 2000 sinh con năm nào tốt, hợp tuổi?

Xem xét tuổi 2000 sinh con năm nào tốt, bố mẹ nên đánh giá theo các yếu tố phong thủy, bình giải về ngũ ...

Tuổi 1995 sinh con năm nào tốt? Bật mí về những năm đẹp sinh con

Bố mẹ quan tâm đến 1995 sinh con năm nào tốt để tạo nên một gia đình ấm êm, hòa thuận nên xem xét thật ...

Giải mã bố mẹ Kỷ Mão tuổi 1999 sinh con năm nào tốt 

Vợ chồng tuổi 1999 sinh con năm nào tốt nên lựa chọn năm hợp với tuổi của con để tạo nên một mái ấm ...

1998 sinh con năm nào tốt để em bé luôn bình an, hạnh phúc

1998 sinh con năm nào tốt giúp gia đình thêm gắn bó, con cái luôn luôn khỏe mạnh. Những thông tin dưới đây ...

Tin tức liên quan

13+ Ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 giúp thu hút vận may, tài lộc 

Hiện nay, việc lựa chọn ngày tốt xuất hành tháng 5 năm 2024 được xem xét khá kỹ lưỡng và cẩn thận. ...

Bố mẹ 2001 sinh con năm nào tốt? Năm đẹp sinh con cho vợ chồng Tân Tỵ

Hiện nay, các cặp vợ chồng thường lựa chọn các năm đẹp và hợp tuổi để việc sinh con được thuận ...

Vợ chồng Canh Thìn 2000 sinh con năm nào tốt, hợp tuổi?

Xem xét tuổi 2000 sinh con năm nào tốt, bố mẹ nên đánh giá theo các yếu tố phong thủy, bình giải về ngũ ...

Tuổi 1995 sinh con năm nào tốt? Bật mí về những năm đẹp sinh con

Bố mẹ quan tâm đến 1995 sinh con năm nào tốt để tạo nên một gia đình ấm êm, hòa thuận nên xem xét thật ...

Giải mã bố mẹ Kỷ Mão tuổi 1999 sinh con năm nào tốt 

Vợ chồng tuổi 1999 sinh con năm nào tốt nên lựa chọn năm hợp với tuổi của con để tạo nên một mái ấm ...

Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt để bé khỏe mạnh?

Sinh con tháng 12 năm 2023 ngày nào tốt? Lựa chọn ngày đẹp để sinh con trong tháng 12/2023 sẽ giúp bé khỏe ...