“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đó là lời căn dặn của ông cha ta từ thời cổ chí kim. Cho đến nay, lời căn dặn ấy vẫn được người ta dùng để khuyên nhủ, căn dặn nhau mỗi khi cần làm các công việc quan trọng.
Và nghe theo lời căn dặn của ông cha, hiện nay, vào các ngày lễ lớn hay quan trọng của gia đình hay bản thân, người ta thường xem để chọn ra những ngày hoàng đạo. Tại sao lại là ngày hoàng đạo? Đây là ngày gì? Để tìm hiểu kĩ hơn, bạn hãy theo dõi đến cuối bài viết này nhé!
Ngày hoàng đạo là ngày gì?
Theo thiên văn học cổ đại, quỹ đạo mặt trời chuyển động mà các nhà thiên văn học đã khám phá ra gọi là hoàng đạo. Theo như tín ngưỡng từ thời cổ xưa, mặt trời tạo ra mọi thứ, mặt trời chính là vị thần tối cao nhất.
Mọi sự vật, sự việc hay các quy luật trên thế gian này đều do vị thần tối cao này quy định. Quá trình quản lý các hoạt động dưới trần gian của mặt trời còn có sự trợ giúp của các vị thần hộ mệnh, chính là các vì sao trên trời. Mỗi vị thần sẽ được mặt trời giao cho một nhiệm vụ quan trọng nhau.
Có tất cả 12 vị thần được mặt trời tin tưởng giao cho các nhiệm vụ. Các vị thần sẽ thay phiên đi cai quản trần gian trong các giờ, tháng và năm. Đường đi của những thần ác được gọi là ngày hắc đạo, đường đi của những thần thiện được gọi là ngày hoàng đạo.
Những giờ, ngày, tháng mà nhiều vị thần thiện xuống trần gian và phát huy tối đa năng lực sẽ được gọi là giờ, ngày, tháng hoàng đạo. Và bởi có sự may mắn và những điều thiện mà thần thiện đem lại, người ta tin rằng, mọi công việc nếu thực hiện vào đúng giờ, ngày, tháng này sẽ thuận lợi, suôn sẻ.
Nên làm gì vào ngày hoàng đạo
Ngày hoàng đạo chính là ngày các vị thần thiện có thể phát huy được tối đa năng lực của mình. Người ta tin rằng mọi công việc thực hiện vào ngày này sẽ đều suôn sẻ, thuận lợi. Ngày này thường được chọn để làm những công việc trọng đại như: xây nhà, động thổ nhà mới, tổ chức đám cưới hỏi, mua xe, …
Cách tính ngày hoàng đạo theo tháng, theo năm
Cách tính ngày hoàng đạo theo tháng
- Tháng giêng (dần) Ngày Tý -> Tháng Nhị (Mão) ngày Dần : là có nghĩa là cách 1 cung từ Tý -> Dần. Cứu như vậy, theo quy luật này ta có:
- Tháng 3 (thìn) ngày Thìn
- Tháng 4 (tị) ngày Ngọ
- Tháng 5 (ngọ) ngày Thân
- Tháng 6 (mùi) ngày Tuất
- Tháng 7 (thân) ngày Tý
- Tháng 8 (dậu) ngày Dần
- Tháng 9 (tuất) ngày Thìn
- Tháng 10 (hợi) ngày Ngọ
- Tháng 11 (tý) ngày Thân
- Tháng 12 (sửu) ngày Tuất
Cách tính giờ hoàng đạo theo ngày
- Ngày dần: giờ Tý
- Ngày Mão: giờ Dần
- Ngày Thìn: giờ Thìn
- Ngày Tị : giờ Ngọ
- Ngày Ngọ: giờ Thân
- Ngày Mùi : giờ Tuất
- Ngày Thân: giờ Tý
- Ngày Dậu: giờ Dần
- Ngày Tuất: giờ Thìn
- Ngày Hợi: giờ Ngọ
- Ngày Tý: giờ Thân
- Ngày Sửu: giờ Tuất